Thứ Tư, 27 tháng 6, 2018

nhakhoa

Trẻ bị tiêu chảy kèm sốt là trường hợp không hiếm gặp. Khi gặp trẻ bị tiêu chảy kèm sốt, nếu phụ huynh không có cách chăm sóc, chữa trị đúng thì có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe của bé.

Nguyên nhân trẻ bị tiêu chảy kèm sốt
– Khi trẻ bị tiêu chảy kèm sốt https://pacifichealthcare.vn/tre-bi-tieu-chay-cap-kem-sot.html, có thể trẻ đang bị tiêu chảy cấp. Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị tiêu chảy cấp nhưng nguyên nhân phổ biến là do trẻ ăn phải đồ ăn nhiễm khuẩn hoặc chứa độc tố của vi khuẩn. Một số loại vi khuẩn có khả năng gây tiêu chảy cho trẻ như salmolenna, shigella, staphylococcus, campylobacter hoặc E.coli…
– Có thể do trẻ bị nhiễm virus. Một số loại vi rút gây tiêu chảy cấp tính ở trẻ có thể kể tới một số loại virus như rotavirus, adenovirus, calisivirus, astrovirus. Rotavirus là loại virus gây tiêu chảy cấp thường gặp ở trẻ với các biểu hiện kèm theo như: tiêu chảy nhiều, rùng mình, đau nhức cơ thể, nôn (trớ), đau bụng, sốt…
Tiêu chảy cấp ở trẻ thường sẽ tự khỏi trong vài ngày, nếu bé được đảm bảo vệ sinh và chăm sóc đúng cách. Tuy nhiên, nếu không biết cách chăm sóc đúng, có thể sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như mất nước, cơ thể trẻ mệt mỏi, thậm chí có thể tử vong.
Trẻ bị tiêu chảy cấp kèm sốt có nguy hiểm không?
Mẹ cần làm gì khi trẻ bị tiêu chảy kèm sốt?
– Ngay khi thấy dấu hiệu trẻ bị tiêu chảy kèm sốt mẹ cần cho trẻ uống bù nước, tốt nhất là uống oresol pha theo đúng hướng dẫn trên bao bì. Cho trẻ uống từ từ từng muỗng cho tới khi hết khát. Mẹ lưu ý , dung dịch oresol đã pha không được để quá một ngày, sau một ngày nếu không uống hết phải đổ đi pha dung dịch mới.
– Cho trẻ uống thuốc hạ sốt liều lượng theo cân nặng khi trẻ sốt cao trên 38,5 độ.
– Đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ. Dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng nên mẹ cần chú ý nhiều hơn tới dinh dưỡng của bé. Cho bé ăn đồ mềm, dễ nhai, nuốt như cháo thịt nạc, thịt gà…Tuyệt đối không vì sợ con ăn vào sẽ nôn hay vì lý do nào khác mà để trẻ nhịn ăn. Điều này sẽ càng khiến tình trạng của trẻ tồi tệ hơn.
– Không cho trẻ ăn đồ ăn cứng, khó tiêu hóa, nước uống có cồn, nước đường…vì các thực phẩm này làm tăng nồng độ thẩm thấu khiến bệnh tiêu chảy của bé càng nặng hơn.
– Khi trẻ bị tiêu chảy kèm sốt https://pacifichealthcare.vn/tieu-chay-cap-o-tre-em.html cần tiếp tục cho trẻ ăn và bú bình thường. Nếu bé còn bú mẹ nên tăng cường cho bé bú mẹ vì trong sữa mẹ có kháng thể tự nhiên sẽ giúp cải thiện tình trạng bệnh của bé hiệu quả.
– Việc bổ sung cốm/ men vi sinh cho trẻ bị tiêu chảy kèm sốt là việc làm cần thiết. Cốm/ men vi sinh giúp cung cấp lợi khuẩn. Các lợi khuẩn sẽ “chiến đấu” với các vi khuẩn có hại trong đường ruột để lập lại hệ sinh thái đường ruột. Khi hệ sinh thái đường ruột được cân bằng, hệ tiêu hóa khỏe sẽ giúp tăng sức đề kháng của hệ tiêu hóa, đấu tranh để kìm hãm sự phát triển của các tác nhân gây bệnh như virus, vi khuẩn, ký sinh trùng,…. Điều này giúp trẻ nhanh chóng khỏi bệnh.
– Để hạn chế tình trạng tiêu chảy cho trẻ, mẹ cần lưu ý đến giữ gìn vệ sinh trong ăn uống của trẻ. Cho trẻ ăn thực phẩm sạch và nấu chín. Không ăn thức ăn bán ngoài đường, không ăn thực phẩm ôi thiu hoặc đã để lâu trong tủ lạnh.

Dùng nguồn nước sạch nấu đồ ăn cho bé. Rửa tay cho bé và mẹ bằng xà bông diệt khuẩn trước khi ăn và sau khi vệ sinh. Không cho trẻ dùng kháng sinh bừa bãi…

Category: articles

Thứ Hai, 25 tháng 6, 2018

nhakhoa

U xuất hiện ở đoạn gấp khúc đại tràng lên đến đại tràng ngang, y học gọi là u đại tràng góc gan. Đây là 1 loại u không phổ biến, thường lành tính nhưng theo thời gian, 1 số trường hợp biến chuyển thành ung thư.

Triệu chứng của u đại tràng góc gan
Bình thường, khối u xuất hiện trong đại tràng sẽ không gây ra các triệu chứng cụ thể. Ở giai đoạn đầu, bệnh gần như không có biểu hiện bất thường gì. Khi phát triển lên, chúng có thể gây ra những hiện tượng như: https://pacifichealthcare.vn/noi-soi-dai-trang-la-gi-3-thong-tin-can-biet-khi-noi-soi.html
- Có máu trong phân
- Xuất huyết trực tràng
- Rối loạn tiêu hóa như táo bón, tiêu chảy kéo dài…
- Khối u to có thể cản trở một phần ruột, dẫn đến tắc nghẽn đại tràng, gây đau bụng, táo bón nặng, buồn nôn, nôn.
Nội soi đại tràng là gì
Nguyên nhân gây bệnh u đại tràng góc gan
Có nhiều căn nguyên gây ra bệnh này nhưng tập trung chủ yếu ở các yếu tố nguy cơ sau:
- Viêm đường ruột
- Hút thuốc lá và uống rượu bia thường xuyên.
- Lối sống ít vận động
- Thừa cân hoặc béo phì
Những nguyên nhân gây bệnh có thể xuất phát từ những thói quen không tốt và người bệnh hoàn toàn có thể thay đổi để ngăn chặn sự hình thành và phát triển của bệnh.
U đại tràng góc gan có thể biến chứng thành K đại tràng góc gan không?
U đại tràng thường là dạng polyp lành tính, nhưng nếu để trong thời gian lâu dài không điều trị hoặc điều trị không đúng cách thì một số tế bào ung thư ác tính sẽ hình thành, dẫn tới ung thư đại tràng. https://pacifichealthcare.vn/noi-soi-dai-trang-cho-tre-em-thong-tin-huu-ich-danh-cho-ba-me.html
Trong trường hợp xấu nhất, bệnh sẽ chuyển biến sang giai đoạn u đại tràng di căn gan bởi gan là vị trí dễ di căn nhất. Lúc này, bệnh điều trị vô cùng phức tạp, tiên lượng sống thấp, người bệnh chỉ có khoảng 10% sống qua 5 năm.
Phương pháp điều trị
Để ngăn biến chứng K đại tràng di căn gan, tốt nhất khi phát hiện khối u, người bệnh nên đi khám, điều trị kịp thời. Qua thăm khám, bác sỹ sẽ loại bỏ các khối u được phát hiện trong đại tràng.
Category: articles

Chủ Nhật, 24 tháng 6, 2018

nhakhoa

Vi khuẩn Hp dương tính đồng nghĩa việc có thể bạn có vi khuẩn Hp trong dạ dày. 1 số xét nghiệm vi khuẩn Hp trong dạ dày như nội soi kiểm tra mô bệnh học, test thở UBT, test nhanh ure, test phân, xét nghiệm máu. Mỗi loại có tiêu chuẩn đánh giá Hp dương tính, độ chính xác khác nhau.

Vi khuẩn Hp dương tính là gì?
Hiện nay, các nhà khoa học đã phát triển nhiều xét nghiệm nhanh để chẩn đoán nhiễm khuẩn Hp
Khi bị đau vùng thượng vị, ăn không tiêu, hay ợ chua… bạn thường nghĩ tới bệnh dạ dày https://pacifichealthcare.vn/noi-soi-da-day-nhieu-co-tot-khong.html và tới khám chuyên khoa tiêu hóa. Tuy nhiên, khi thăm khám, ngoài việc thăm dò triệu chứng bệnh của bạn, bác sỹ thường tư vấn để bạn kiểm tra vi khuẩn Hp trong dạ dày. Phổ biến nhất hiện nay là phương pháp nội soi kiểm tra mô bệnh học vì phương pháp này vừa cho phép bác sỹ chẩn đoán được Hp dương tính, vừa thăm dò được tiến triển hiện tại của bệnh tại dạ dày, cũng như khu vực tổn thương để đưa ra đánh giá, phác đồ điều trị phù hợp.
Nội soi dạ dày nhiều có tốt không?
Thế nào là Hp dương tính
Vậy thế nào là Hp dương tính? Câu trả lời rất đơn giản, Hp dương tính có nghĩa là bạn có vi khuẩn Hp trong dạ dày. Làm sao để biết mình có Hp dương tính hay không? Bạn cần nhìn vào phiếu xét nghiệm của bác sỹ. Một số xét nghiệm thông thường để biết Hp dương tính cũng như mức độ chính xác của xét nghiệm, chúng tôi xin liệt kê ra sau đây để bạn tham khảo:
Clotest: còn gọi là test urease nhanh – là phương pháp xác định tình trạng nhiễm Hp trong dạ dày dựa trên cơ sở Hp tiết ra nhiều men Urease phân huỷ urea thành amoniac và làm cho môi trường trở nên kiềm tính, từ đó làm dung dịch ure-Indol màu vàng chuyển sang màu hồng tím. Mẫu chỉ thị đổi màu trong vòng 24h chứng tỏ bệnh nhân có nhiễm khuẩn Hp. https://pacifichealthcare.vn/noi-soi-da-day-test-hp.html
Kiểm tra mô bệnh học: lấy mảnh tế bào dạ dày bị bệnh, nhuộm và quan sát dưới kính hiển vi, nếu thấy có vi khuẩn Hp thì là vi khuẩn Hp dương tính.
Nuôi cấy tế bào: mảnh sinh thiết tế bào bị bệnh được sử dụng để mang đi nuôi cấy trong môi trường đặc biệt, sau một thời gian thấy vi khuẩn Hp xuất hiện tức là Hp dương tính.

Test thở UBT: bệnh nhân được đưa 1 thiết bị để thổi vào, sau đó sẽ đánh giá qua thiết bị đo với thông số DPM (độ phân giải chất phóng xạ trong 1 phút).

Category: articles

Thứ Tư, 20 tháng 6, 2018

nhakhoa

Hỏi: Chào bác sĩ, có cách nào khám dạ dày không cần nội soi không?, tôi rất sợ nội soi, dạo gần đây cứ thấy bụng đầy hơi, khó chịu, có khi ợ chua, nên tôi muốn đi khám dạ dày. Trước đây tôi đã nội soi dạ dày và bị viêm dạ dày, đến giờ tôi vẫn chưa quên được cảm giác khó chịu khi nội soi, nên tôi muốn khám dạ dày mà không nội soi được không? (H.Nam hcm)

Trả lời:
Chào bạn, với thắc mắc có cách nào khám dạ dày không cần nội soi không https://pacifichealthcare.vn/kham-da-day-khong-can-noi-soi-nen-hay-khong.html của bạn, chúng tôi xin được giải đáp như sau:
Nội soi là phương pháp tốt giúp chẩn đoán chính xác các vấn đề ở đường tiêu hóa trong đó có dạ dày. Tuy nhiên, thực tế có những người không thể nội soi hoặc không muốn nội soi thì vẫn có thể khám dạ dày không cần nội soi như:
Khám dạ dày không cần nội soi
Xét nghiệm qua hơi thở
Đây là phương pháp đơn giản, người bệnh sẽ được uống viên UBIT, chuyên viên sẽ kiểm tra nồng độ hơi thở trước và sau khi uống thuốc 20 phút nhằm mục đích xác định có vi khuẩn HP trong dạ dày hay không (một loại vi khuẩn gây viêm loét, ung thư dạ dày). Nếu nông độ CO2 ở mẫu sau khi uống thuốc cao hơn nồng độ CO2 trước khi uống thuốc thì người bệnh có khả năng chứa vi khuẩn HP trong dạ dày..
Xét nghiệm máu
Xét nghiệm máu để tìm kháng thể cũng là cách khám dạ dày không cần nội soi, xét nghiệm này không phát hiện trực tiếp vi khuẩn mà nó gián tiếp tìm một chất gọi là “kháng thể” tương ứng với vi khuẩn HP. Tuy nhiên, xét nghiệm này chỉ cho phép chẩn đoán nhiễm H.pylori trước khi điều trị, còn sau điều trị không thể dùng xét nghiệm này để xác định hết nhiễm hay chưa. Do đó, phương pháp khám dạ dày tốt nhất vẫn là nội soi. https://pacifichealthcare.vn/vi-sao-nen-lua-chon-noi-soi-gay-te-trong-ky-thuat-noi-soi-da-day.html
Nếu bạn sợ đau, thì hiện nay đã có các phương pháp nội soi dạ dày không đau như nội soi gây mê hoặc nội soi qua đường mũi. Cả 2 phương pháp này đề khắc phục được những nhược điểm của phương pháp nội soi truyền thống, người bệnh sẽ không cảm thấy đau đớn hay khó chịu trong suốt quá trình nội soi. Đặc biệt, các phương pháp này cho phép bác sĩ có thể quan sát đến từng vị trí tổn thương nhỏ nhất, giúp cho việc chẩn đoán đạt kết quả chính xác cao.

Để biết thêm chi tiết, vui lòng liên hệ Hotline 1900 6049 hay đến địa chỉ 4 - 4B Lê Quý Đôn, P. 6, Q. 3, TP. Hồ Chí Minh, Phòng khám Đa khoa Pacific để được bác sĩ tư vấn và giải đáp cụ thể hơn nhé.

Category: articles

Thứ Hai, 18 tháng 6, 2018

nhakhoa

Chụp CT đại tràng giúp phát hiện ung thư, các bất thường tại đại tràng. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về phương pháp này.

Chụp CT đại tràng là gì?
Phương pháp chụp CT đại tràng https://pacifichealthcare.vn/chup-ct-dai-trang.html hay còn gọi là nội soi đại tràng ảo là kỹ thuật nội soi đại tràng tiên tiến cho phép quan sát được toàn bộ lòng đại tràng mà không phải dùng đến ống nội soi như phương pháp truyền thống. Ưu điểm của phương pháp này là thời gian khảo sát ngắn, phát hiện được các polyp có kích thước nhỏ trong lòng đại tràng.
Quy trình chụp CT đại tràng
Cũng tương tự như nội soi đại tràng bằng ống mềm, khi thực hiện kỹ thuật nội soi đại tràng ảo qua CT, bác sĩ sẽ thấy được toàn bộ cấu trúc trong lòng đại tràng. Các hình ảnh chân thực, sắc nét sẽ được tái hiện lại trên hình khối 3D. Từ đó, các bác sĩ sẽ quan sát và chẩn đoán bệnh thông qua màn hình ảnh vừa thu nhận được về đại tràng. Quy trình nội soi đại tràng ảo qua CT được tiến hành qua 3 bước:
Chụp CT đại tràng tốt
Bước 1: Bác sĩ tháo thụt hết phân để làm sạch đường ruột cho bệnh nhân, trước khi tiến hành nội soi đại tràng.
Bước 2: Bệnh nhân nằm trên giường, thông qua đường hậu môn, bác sĩ tiến hành bơm khí vào đại trực tràng của bệnh nhân.
Bước 3: Bệnh nhân sẽ được yêu cầu nằm lên trên máy. Bác sĩ bắt đầu chụp CT Scan đường ruột. Sau đó dựa vào những hình ảnh vừa thu được trên màn hình, bác sĩ sẽ chẩn đoán tình trạng bệnh tình của bệnh nhân.
Ưu điểm:
Thời gian thực hiện nhanh chóng
Hình ảnh thành ruột và các cơ quan trong ổ bụng thông qua nội soi rõ nét giúp cho việc chẩn đoán chính xác hơn.
Bác sĩ có thể quan sát được thành ruột, cũng như các cơ quan trong ổ bụng
Không cần gây mê, sử dụng kỹ thuật ít xâm lấn
Bệnh nhân cảm thấy thoải mái hơn, không lo lắng, không đau đớn, không biến chứng.
Nhược điểm:
Bác sĩ không thể can thiệp cắt polyp trong quá trình nội soi như phương pháp cũ
Bệnh nhân vẫn phải chịu ảnh hưởng của một lượng tia xạ, tuy nhiên mức độ của nó vẫn còn nằm trong giới hạn cho phép.
Ai nên chụp CT đại tràng?
Trên 30 tuổi, có thể thấp hơn nếu có tiền căn gia đình về bệnh lý u hay polyps đại tràng.
Rối loạn tiêu hóa kéo dài và tái phát.
Tiểu ra máu chưa xác định nguyên nhân và tái phát.
Bệnh nhân đã được chẩn đoán viêm đại tràng mạn nhưng không đáp ứng điều trị đều được tầm soát đại tràng bằng CT
Bệnh nhân đã được cắt polyps đại tràng hoặc đã được chẩn đoán polyps đại tràng mà chưa phẫu thuật.

Để biết thêm chi tiết, vui lòng liên hệ Hotline 1900 6049 hay đến địa chỉ 4 - 4B Lê Quý Đôn, P. 6, Q. 3, TP. Hồ Chí Minh, Phòng khám Đa khoa Pacific https://pacifichealthcare.vn/ để được bác sĩ tư vấn và giải đáp cụ thể hơn nhé.

Category: articles

Chủ Nhật, 17 tháng 6, 2018

nhakhoa

Béo phì đang khá phổ biến ở thế giới hiện đại, tỷ lệ ngày càng tăng cao, nhất là trẻ em. Béo phì khiến bé trở nên khó khăn trong việc vận động, có thể dẫn đến nhiều loại bệnh khác ảnh hưởng xấu cho sức khỏe, sự phát triển của trẻ nhỏ.

1. Bệnh béo phì ở trẻ em là gì ?
Béo phì là tình trạng thừa cân do cơ thể tích tụ quá nhiều lượng mỡ thừa khiến tỷ lệ giữa cân nặng và chiều cao không còn cân đối nữa. Bạn có thể dựa theo chỉ số BMI để tính toán xem liệu con mình có gặp phải tình trạng béo phì https://pacifichealthcare.vn/benh-beo-phi-o-tre-em.html hay không.
2. Nguyên nhân của bệnh béo phì ở trẻ em
Béo phì ở trẻ em có nhiều nguyên nhân khác nhau, cụ thể như sau:
Do di truyền: Nguyên nhân đầu tiên có thể là do việc di truyền, nếu cha hoặc mẹ có bệnh béo phì thì người con sẽ co khả năng mắc bệnh này cao hơn rất nhiều lần so với những đứa trẻ thông thường.
Bệnh béo phì ở trẻ em
Do chế độ ăn uống: Nếu trẻ không có một khẩu phần ăn hợp lý mà lại được cung cấp quá nhiều các chất như chất béo, tinh bột hay đường thì việc tích tụ mỡ thừa là vô cùng dễ dàng.
Do lượng vận động ít: Những đứa trẻ thường chỉ nằm nhà xem tivi, chơi điện tử và không hoạt động cũng cò nguy cơ bị béo phì rất cao vì lượng mỡ không được tiêu thụ một cách hợp lý mà lại tích tụ dần qua từng ngày.
3. Tác hại của bệnh béo phì ở trẻ em
Nếu trẻ em bị mắc chứng bệnh béo phì khi còn quá nhỏ thì nguy cơ cao là sẽ có ảnh hưởng không tốt tới sự phát triển. Những phần xương chưa đủ sức để chịu tải trọng của thịt, nếu kéo dài sẽ dẫn tới tổn thương sụn, từ đó sinh ra chứng đầu gối lật vào trong hoặc ngoài cũng như chứng bàn chân bẹt. https://pacifichealthcare.vn/
Không chỉ ảnh hưởng tới xương, béo phì ở trẻ em còn có thể dẫn tới việc suy giảm hệ miễn dịch, tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và nhất là gây chứng khó thở. Đó là chưa nói tới các hậu quả về tâm lý khi bệnh béo phì kéo dài suốt thời kỳ trưởng thành của trẻ nhỏ.

Ngoài ra, béo phì ở trẻ có thể gây các biến chứng nghiêm trọng, khiến trẻ mắc phải những căn bệnh mà lẽ ra người lớn mới gặp như xơ vữa động mạch, viêm gan nhiễm mỡ, huyết áp cao… Vì thế mà nếu trẻ mắc bệnh béo phì thì tốt nhất nên gặp bác sĩ để được tư vấn tốt nhất.

Category: articles

Thứ Tư, 13 tháng 6, 2018

nhakhoa

Có nên thường xuyên nội soi dạ dày không? khoảng cách giữa hai lần nội soi dạ dày là bao lâu?. Bài viết sau sẽ giúp bạn biết khi nào nên nội soi, nội soi bao nhiêu lần để bảo đảm sức khỏe, không gây biến chứng từ phương pháp này.

Theo khuyến cáo của bác sĩ, bệnh nhân không nên nội soi dạ dày thường xuyên, bởi việc nội soi quá thường xuyên có thể gây ra những ảnh hưởng nhất định đến cơ thể nếu tình trạng bệnh của bạn không được chỉ định nội soi.
Phương pháp nội soi dạ dày https://pacifichealthcare.vn/noi-soi-da-day-mat-bao-lau.html được cho là cách tốt nhất để biết chính xác các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa, được ghi nhận là an toàn, nhưng vẫn tồn tại một số rủi ro dù cho là vô cùng hiếm gặp như tụt huyết áp, tim đập không đều, thở chậm, suy hô hấp, dị ứng thuốc tê tại chỗ…
Nội soi dạ dày mất bao lâu tại Đa khoa Pacific
Bao lâu nội soi dạ dày một lần? Theo khuyến cáo của hiệp hội tiêu hóa Hoa Kỳ, châu Âu thì khoảng cách giữa hai lần nội soi nên được chỉ định theo vấn đề mà bệnh nhân gặp phải, cụ thể:
+ Nếu bệnh nhân bị nhiễm vi khuẩn HP dạ dày mãn tính, nhưng không có loạn sản và đang điều trị bình thường thì phải nội soi 3 năm/lần (hoặc hơn nếu có chỉ định từ bác sĩ) để tầm soát ung thư.
+ Nếu bị Barret thực quản, loạn sản dạ dày thì nên nội soi soi 1 lần/năm
+ Nếu bệnh nhân bị tổn thương nghiêm trọng, bị loạn sản và chưa điều trị thì sẽ được chỉ định nội soi 1 lần sau 3 – 6 tháng.
+ Đặc biệt, với bệnh nhân xuất huyết dạ dày thì cần nội soi vài lần trong ngày.
Ngoài ra, nội soi dạ dày http://pacifichealthcare.vn/khoang-cach-giua-2-lan-noi-soi-da-day-bao-nhieu-la-hop-ly.html sẽ được chỉ định trong trường hợp có các dấu hiệu của bệnh viêm loét dạ dày, đau dạ dày… với các biểu hiện như đau vùng thượng vị, nôn hoặc buồn nôn, nôn ra máu, cảm giác đầy hơi, khó tiêu với khoảng cách giữa 2 lần nội soi dạ dày là 6 tháng/lần nếu tình trạng bệnh không thuyên giảm.
Cũng theo khuyến cáo của Hiệp hội Tiêu hóa, việc nội soi thường xuyên không theo chỉ định của bác sĩ có thể dẫn tới một số biến chứng nguy hại như chảy máu dạ dày hoặc thủng dạ dày, chưa kể đến việc nội soi dạ dày nhiều cũng sẽ tốn một khoản kinh phí đáng kể của bạn.

Vì thế, khi xét về mặt sức khỏe và kinh tế, bệnh nhân nên thực hiện nội soi dạ dày theo chỉ định của bác sĩ, khoảng cách giữa hai lần nội soi nên có thăm khám của bác sĩ trước.

Category: articles

Thứ Ba, 12 tháng 6, 2018

nhakhoa

Tử cung có vách ngăn là trường hợp bị dị tật bộ phận sinh dục nữ giới. Căn bệnh này có thể gây dị tật thai nhi, thai ngoài tử cung, sảy thai, vô sinh,… Phẫu thuật nội soi cắt vách ngăn tử cung là giải pháp cho chị em có tử cung vách ngăn.

Tử cung có vách ngăn là sao?
Ở nữ giới, tử cung https://pacifichealthcare.vn/noi-soi-tu-cung-la-gi.html là bộ phận chứa bào thai và giúp cho quá trình phát triển của thai nhi diễn ra suôn sẻ. Bình thường, bên trong tử cung là khoảng trống nối với 2 bên buồng trứng, ống dẫn trứng,…
Tử cung có vách ngăn nghĩa là khoảng trống trong lòng tử cung bị ngăn đôi bởi một vách ngăn (có cấu trúc giống thịt), khiến cho diện tích lòng tử cung thu hẹp lại.

Căn bệnh phụ khoa này rất hiếm gặp, tùy vào từng trường hợp mà khả năng ảnh hưởng tới việc mang thai của chị em chịu ảnh hưởng khác nhau.
Phẫu thuật tử cung có vách ngăn thế nào?
Việc điều trị tử cung https://pacifichealthcare.vn/noi-soi-tu-cung-bao-nhieu-tien.html có vách ngăn được thực hiện bằng giải pháp phẫu thuật nội soi cắt vách ngăn và tạo hình tử cung. Đây là một phương pháp đòi hỏi kỹ thuật cao của phẫu thuật viên và tương đối khó, hiệu quả điều trị mang tính tương đối đạt 80%.
Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng cần phẫu thuật. Sau khi thăm khám, có kết quả, bác sĩ chuyên khoa sẽ xác định mức độ ảnh hưởng của vách ngăn tới việc mang thai của chị em. Nếu, vách ngăn lớn sẽ thực hiện phẫu thuật.
Khi điều trị phẫu thuật tử cung có vách ngăn, bác sĩ thực hiện cắt bỏ vách ngăn, sau đó tiến hành tạo hình tử cung nhằm tạo ra diện tích trong lòng tử cung giúp thai nhi phát triển bình thường.

Sau khi điều trị, người bệnh cần nghỉ ngơi, hạn chế vận động mạnh, tuyệt đối tuân theo những chỉ định của bác sĩ để có kết quả chữa trị tốt nhất.

Category: articles

Thứ Hai, 11 tháng 6, 2018

nhakhoa

CT là viết tắt của cụm từ Computed tomography : chụp cắt lớp điện toán, là 1 phương pháp chẩn đoán hình ảnh kỹ thuật cao dùng tia X

Tuy nhiên kỹ thuật này cung cấp hình ảnh chi tiết hơn X quang thông thường. Hình ảnh thu được có thể tái tạo được nhiều mặt cắt cần xem và dựng hình 3D, in ra phim hoặc lưu trữ và xử lý trực tiếp trên máy vi tính.
Những điều cần biết và cần thiết trước khi cho bé chụp CT Scan?
- Quí cha mẹ cần báo cho nhân viên chụp CT Scan về tình trạng của bé:
+ Bé có dị ứng gì không: thuốc cản quang, thuốc khác, thức ăn, đồ uống…
+ Bé có tình trạng bệnh lý : tim mạch,thận, tiểu đường, tiêu chảy, tuyến giáp, hen suyễn… gì không? https://pacifichealthcare.vn/chup-ct-nao-cho-tre.html
+ Bé có đang uống thuốc gì không? Đặc biệt thuốc tiểu đường,nếu tiêm thuốc cản quang có thể ảnh huởng đến chức năng thận của bé.
- Bé sẽ được chích tĩnh mạch để tiêm thuốc cản quang hoặc thuốc an thần khi có chỉ định của bác sĩ.
- Bé cần nhịn ăn, uống 4 đến 6 giờ trước khi chụp tùy vào độ tuổi của bé,trừ trường hợp cấp cứu. Vì nếu CT scan có sử dụng thuốc cản quang hoặc sử dụng thuốc an thần thì con bạn phải nhịn ăn, uống trước khi chụp vì thuốc có thể gây dị ứng có thể gây nôn, ói do đó nếu ăn, uống hoặc bú trước khi chụp sẽ có nguy cơ hít thức ăn vô phổi gây viêm phổi.
- Tháo tất cả các trang sức trên người bé như: mắt kính, kẹp tóc, bông tai, dây chuyền, dây nịt, tùy vùng cơ thể được khảo sát. Vì những vật này có thể ảnh hưởng đến chất lượng hình ảnh và chẩn đoán bệnh.
Chụp CT não cho trẻ em
Tại sao phải tiêm thuốc cản quang khi chụp CT Scan?
CT scan tùy trường hợp có thể sử dụng thuốc cản quang hay không. Do đó để tạo sự tương phản giữa các mô cần khảo sát, giúp chẩn đoán bệnh chính xác hơn và đạt được kết quả như mong muốn, trong một số trường hợp bác sĩ có thể sẽ tiêm thuốc cản quang cho con bạn.
Dị ứng thuốc cản quang tuy hiếm gặp nhưng không phải không xảy ra,nên cần phải chuẩn bị kỹ,cần có sự đồng ý ký cam kết của cha, mẹ bé trước khi chụp.
Những tác dụng phụ thường gặp là ói (nôn), ngứa, nổi ban hoặc nặng hơn có thể gây phản ứng phản vệ. Ở một vài bệnh nhân suyễn, dị ứng thuốc cản quang có thể khởi phát cơn suyễn.
Tại sao phải tiêm thuốc an thần hoặc gây mê nhẹ cho bé khi chụp CT Scan?.
Vì chụp CT scan ở trẻ em https://pacifichealthcare.vn/chup-ct-nao-o-dau.html, nhất là ở trẻ nhỏ thường khó hơn ở người lớn. Đa số các em thường kích động, khóc và không chịu nằm yên. Điều này ảnh hưởng đến chất lượng hình ảnh và chẩn đoán bệnh.
Nên trong một số trường hợp trước khi chụp, Bác sĩ có thể sẽ tiêm thuốc an thần hoặc gây mê nhẹ cho con bạn nếu bé không đáp ứng với thuốc an thần.
Bạn hãy ở bên cạnh bé để giúp bé yên tâm và làm theo sự hướng dẫn của nhân viên chụp CT Scan. Tuy nhiên nếu bạn có thai hay chuẩn bị mang thai thì không nên ở trong phòng chụp, hãy nhờ một thân nhân khác.
Cũng như mọi phương tiện chẩn đoán khác chụp CT Scanner không phải tuyệt đối cho tất cả các bệnh. Kỹ thuật này cũng có những hạn chế mà ta cần biết để lựa chọn giải pháp thích hợp.Trong một số trường hợp bệnh lý cũng cần kết hợp các phương pháp chẩn đoán khác như : MRI,SPET CT,Xạ hình….

Một điều đáng quan tâm là khi chụp CT Scan, bệnh nhi phải chịu 1 lượng tia x nhiều gấp hàng chục lần chụp x quang thông thường, có hại sức khoẻ, đặc biệt là trẻ nhỏ. Nên nó chỉ thực sự cần khi thân nhân bệnh nhi biết sử dụng đúng dịch vụ và khi thầy thuốc chỉ định đúng.

Category: articles

Thứ Tư, 6 tháng 6, 2018

nhakhoa

Khi bạn dùng thuốc kháng sinh, thì nguy cơ mắc bệnh viêm đại tràng giả mạc khá cao, căn bệnh do 1 loại vi khuẩn tên là Clostridium difficile đã làm bạn bị nhiễm khuẩn tại đại tràng.

Nhưng thực chất thì do bạn sử dụng thuốc kháng sinh và thuốc kháng sinh lại là mầm mống gây ra căn bệnh. Sự cân bằng của môi trường vi khuẩn xấu gây hại có lợi ở hệ tiêu hóa đã bị tác động của thuốc kháng sinh gây ra các độc tố gây kích ứng đại tràng, đã gây ra cho bạn căn bệnh viêm đại tràng https://pacifichealthcare.vn/noi-soi-dai-trang-co-anh-huong-gi-khong.html giả mạc.
Nội soi đại tràng có nguy hiểm không
Nhận biết triệu chứng của căn bệnh viêm đại tràng giả mạc
Bạn sẽ thấy các triệu chứng của căn bệnh viêm đại tràng giả mạc do vi khuẩn gây ra sau đây:
Có cảm giác đau bụng và bạn sẽ thấy như bị rút bụng
Có biểu hiện sốt và nôn mửa
Bị tiêu chảy ra nước có thể đi ngoài ra máu
Có thể bạn sẽ thấy phân có dịch nhày và có mủ
Người bạn sẽ vô cùng mệt mỏi, do số lần đi ngoài nhiều, dẫn đến cơ thể bị mất nước nghiêm trọng.
Sau khi bạn sử dụng thuốc kháng sinh được 2 ngày trở lên, thì sẽ thấy các biểu hiện của bệnh viêm đại tràng https://pacifichealthcare.vn/noi-soi-dai-trang-gay-te.html giả mạc, kể cả khi bạn ngừng không dùng thuốc kháng sinh nữa, thì vẫn thấy triệu chứng xuất hiện.

Vì vậy, sau khi thấy các dấu hiệu của bệnh, thì tốt hơn hết bạn nên ngưng dùng thuốc kháng sinh, đi bệnh viện khám ngay lập tức, để bác sỹ tư vấn cũng như đưa ra hướng chữa trị phù hợp.

Category: articles

Thứ Ba, 5 tháng 6, 2018

nhakhoa

Hỏi: Tôi bị viêm dạ dày được một năm rưỡi rồi, đã chữa trị ở 1 số bệnh viện, đã xét nghiệm, điều trị vi khuẩn HP trong dạ dày rồi nhưng sau vẫn không hết bệnh, tôi đã đi xét nghiệm lại vi khuẩn HP nhưng xét nghiệm âm tính, sao vẫn còn đau, tôi xin hỏi có loại thuốc nào uống để chữa hết hẳn bệnh không? Tôi xin chân thành cảm ơn!(T.OANH, tp hcm)

Trả lời:
Bệnh viêm dạ dày https://pacifichealthcare.vn/noi-soi-da-day-qua-duong-mui-gia-bao-nhieu.html có nhiều nguyên nhân, những nguyên nhân thường gặp có thể là: Dùng quá nhiều rượu, bia, ăn quá no hoặc thức ăn có nhiều gia vị (quá cay, quá chua,...), sử dụng các loại thuốc có hại cho niêm mạc dạ dày như Aspirin, các loại thuốc kháng viêm nonsteroid (Ibuprofen, Diclofenac,...), vi khuẩn Helicobacter pylori (HP), virus, nấm cũng có thể là nguyên nhân của viêm dạ dày.
Nội soi dạ dày qua đường mũi có giá bao nhiêu?
Ngoài ra viêm dạ dày cũng có thể xảy ra do stress (những lo lắng, bức xúc thường xyên trong cuộc sống,...), sau một chấn thương nặng, sau một ca mổ lớn, bỏng hoặc nhiễm trùng nặng... Sự trào ngược thường xuyên dịch mật từ tá tràng vào dạ dày cũng có thể gây viêm dạ dày.
Chẩn đoán bệnh viêm dạ dày
Để chẩn đoán chính xác bệnh viêm dạ dày, người thầy thuốc sau khi đã khai thác để tìm hiểu nguyên nhân và dựa vào những triệu chứng thường gặp như : đầy hơi, khó tiêu, ậm ạch hay đau vùng thượng vị, buồn nôn, nôn, kể cả nôn ra máu,...
Một số xét nghiệm cũng cần được làm để góp phần vào chẩn đoán như xét nghiệm máu để biết bệnh nhân có thiếu máu hay không (bệnh viêm dạ dày có thể gây chảy máu rỉ rả dẫn đến thiếu máu kín đáo, chỉ phát hiện được qua xét nghiệm máu), tìm kháng thể HP, nội soi dạ dày để biết niêm mạc dạ dày có tổn thương viêm hay không? qua nội soi dạ dày có thể lấy một mẫu nhỏ niêm mạc dạ dày để làm xét nghiệm xem có nhiễm HP hay không?

Nội soi dạ dày https://pacifichealthcare.vn/truoc-khi-noi-soi-da-day-co-can-nhin-an-khong.html là một xét nghiệm mang tính gần như quyết định cho chẩn đoán viêm dạ dày. Viêm dạ dày có triệu chứng lâm sàng giống với 1 số bệnh khác như: sỏi túi mật có triệu chứng, sỏi ống mật chủ chưa có biến chứng,... vì vậy siêu âm bụng tổng quát để loại trừ, phát hiện kèm các bệnh lý vừa nêu cũng rất cần thiết.

Category: articles

Thứ Hai, 4 tháng 6, 2018

nhakhoa

Để có thể phát hiện những căn bệnh nguy hiểm thì có nhiều phương pháp y học. Và 1 trong phương pháp y học được nhiều người áp dụng đó là chụp CT. Vậy chụp CT có ảnh hưởng gì không? Để trả lời câu hỏi này, bài viết sau sẽ giúp bạn đi tìm câu trả lời

Chụp cắt lớp có ảnh hưởng gì không?
Rất nhiều người khi chuẩn bị chụp CT https://pacifichealthcare.vn/chup-ct-o-dau-tot.html thì đều lo lắng là chụp CT như vậy có ảnh hưởng hay gây hại gì không.

Theo đánh giá của rất nhiều các chuyên gia y tế thì chụp CT chỉ là một xét nghiệm chuẩn đoán hình ảnh an toàn, có nguy cơ rủi ro rất thấp.
Chụp CT ở đâu tốt nhất hiện nay?
Tuy nhiên, khi chụp CT cắt lớp cũng xảy ra một số vấn đề như sau:
Gây phản ứng bất lợi cho cơ thể với các chất liệu tương phản trong tĩnh mạch. Các chất liệu tương phản đó là thuốc cản quang được sử dụng trong các trường hợp để làm rõ hình ảnh hơn.
Trong rất nhiều trường hợp do rất nhiều các phản ứng xảy ra khiến bệnh nhân bị phát ban nặng hoặc khó thở. Và các phản ứng này có thể gây ảnh hưởng đến tính mạng của mọi người.
Nhiều người còn lo lắng về lượng bức xạ khi chụp CT https://pacifichealthcare.vn/chup-ct-co-hai-khong.html não có ảnh hưởng gì không. Trên thực tế đã ghi nhận thì chưa có những tác dụng phụ nào của bức xạ do chụp CT gây nên.
Riêng đối với các chị em phụ nữ khi mang thai chụp CT cắt lớp sẽ không ảnh hưởng đến thai nhi.

Như vậy, bài viết đã trả lời câu hỏi chụp CT có ảnh hưởng gì không. Hiện tại, Phòng khám Đa khoa Pacific đã đầu tư lắp đặt hệ thống máy chụp CT với công nghệ hiện đại bậc nhất hiện nay cùng ưu điểm vượt trội so với những máy chụp CT khác.

Category: articles

Chủ Nhật, 3 tháng 6, 2018

nhakhoa

Bệnh nhân sau khi nội soi dạ dày, thực hiện những thủ thuật xâm lấn dạ dày, cần có các chế độ dinh dưỡng phù hợp, dễ tiêu hóa. Vậy sau nội soi dạ dày nên ăn gì?

Sữa nguội có thể dùng cho bệnh nhân sau khi nội soi dạ dày khoảng một giờ. Không uống sữa nóng vì dễ làm dạ dày tổn thương.
Khoảng 2 giờ sau khi nội soi dạ dày https://pacifichealthcare.vn/da-day-nam-o-dau.html có thể cho bệnh nhân dùng các thức ăn mềm, lỏng, dễ tiêu hóa. Bạn cũng có thể chế biến các món hầm nhừ để mềm và dễ ăn. Thức ăn để nguội và không dùng nóng. Bạn có thể tham khảo một số món ăn như cháo, canh, súp,… Đây là những thức ăn mềm, lỏng và dễ tiêu, phù hợp với bệnh nhân sau nội soi dạ dày.
Dạ dày nằm ở đâu?
Từ 3 – 4 ngày sau nội soi có thể bổ sung những thực phẩm bảo vệ niêm mạc dạ dày. Có thể dùng các món ăn chứa tinh bột như bánh mì, sữa, lòng trắng trứng, gạo nếp. Những thực phẩm này giúp giảm tác dụng của axit dạ dày cũng như bao bọc niêm mạc dạ dày. Bạn cũng nên nhớ không ăn nóng.
Một số lưu ý trong ăn uống đối với người sau nội soi dạ dày
Không để bụng quá đói, quá no. Khi ăn nên chia các bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ. Mỗi bữa ăn cách nhau khoảng 2 – 3 giờ.
Hạn chế các thực phẩm chua như các loại trái cây: dứa, cam, chanh, bưởi, xoài,… Những thực phẩm này có nhiều axit nitric không tốt cho người sau nội soi.
Tuyệt đối tránh rượu, bia, thuốc lá, ớt, tỏi, cà phê, trà, nước ngọt có gas, những thực phẩm khó tiêu như lạp xưởng, xúc xích,… Đây là những thực phẩm gây kích thích dạ dày tăng tiết axit cũng như bào mòn lớp nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày.
Ngoài ra khi có phản ứng sặc, bệnh nhân không được ăn uống cho đến khi phản ứng này chấm dứt và cơ thể trở lại bình thường.

Cần báo ngay cho bác sĩ khi có vấn để sau: lạnh run và sốt, sưng đỏ da, xuất huyết, nôn mửa, đau bụng, đi ngoài ra phân đen hoặc có máu, đau họng, nuốt khó hoặc đau ngực nặng.

>>>https://pacifichealthcare.vn/
Category: articles