Thứ Năm, 12 tháng 4, 2018

nhakhoa

Các sụn ở thanh quản

Thanh quản được nuôi dưỡng từ động mạnh thanh quản trên và động mạch thanh quản dưới, đồng thời là cơ quan phát âm, thở nằm ở vùng thanh hầu. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về thanh quản, cấu tạo của thanh quản và các bộ phận bên trong của nó.

Thanh quản được cấu tạo bởi các sụn nối với nhau bằng khớp, màng, dây chằng và các cơ. Hai dây thanh âm được rung chuyển sẽ phát ra âm thanh dưới tác động của luồng không khí đi qua.



Thanh quản di động ngay dưới da ở vùng cổ trước khi nuốt hoặc khi cúi xuống hoặc ngẩng lên. Nó phát triển cùng với sự phát triển của bộ máy sinh dục, nên khi trưởng thành thì giọng nói cũng thay đổi (vỡ giọng), ở nam giới phát triển mạnh hơn vì vậy giọng nói của nam, nữ khác nhau, nam trầm đục, nữ trong cao.

Thanh quản được cấu tạo từ những sụn thanh quản nào trong cơ thể?

Sụn giáp: Đây là sụn thanh quản lớn nhất, Sụn giáp được ví như một tấm khiên bảo vệ, che chắn ở phía trước vùng thanh quản, và nằm trên sụn nhẫn, dưới xương móng. Sụn giáp được tạo thành bởi mảnh phải và trái, dính liền nhau ở đường giữa, tọa lồi thanh quản nhô ra trước, và một gốc mở ra sau. Góc này được gọi là góc sụn giáp.

Sụn nhẫn: Giống như tên gọi của nó thì sụn nhẫn có hình chiếc nhẫn, được nằm ở vị trí dưới sụn giáp, được cấu tạo thành hai phần: cung sụn nhẫn phía trước và bờ dưới sụn nhẫn nằm ngang, nối vòng sụn đầu tiên của khí quản.

Sụn nắp thanh môn: Sụn nắp thanh môn có vị trí nằm ở phía sau ngay sụn giáp, giống như nắp của thanh quản. Sụn nắp thanh môn có hình chiếc lá, cuống ở trước dưới, gắn với góc sụn giáp bằng dây chằng giáp nắp.

Sụn phễu: Đây là một trong các sụn thanh quản nằm trên mảnh sụn nhẫn. Sụn phễu là sụn đôi, có hình tam giác ở đỉnh trên đáy ở dưới. Đáy sụn phễu hình tháp, trong đó, góc trước được gọi là mỏm thanh âm, góc ngoài là mỏm cơ để các cơ bám vào.

Sụn sừng: Sụn sừng có đáy cố định vào đỉnh của sụn phễu, thường nhỏ. Các sụn được nối với nhau bằng các khớp, dây chằng và các cơ thanh quản để thanh quản có thể vận động được.

Theo cấu tạo của thanh quản ở trên, ta có thể nhận thấy, thanh quản được cấu tạo chủ yếu từ 2 dây thanh quản, hệ sụn, niêm mạc. Trong hoạt động bình thường của thanh quản: dây thanh quản đóng mở tạo thành âm thanh nhờ sự rung động, tạo ra âm thanh cho không khí đi qua.

nhakhoa

About nhakhoa

Author Description here.. Nulla sagittis convallis. Curabitur consequat. Quisque metus enim, venenatis fermentum, mollis in, porta et, nibh. Duis vulputate elit in elit. Mauris dictum libero id justo.