Thứ Ba, 31 tháng 7, 2018

nhakhoa

Polyp https://pacifichealthcare.vn/polyp.html dạ dày là 1 khối tế bào hình thành ở lớp lót bên trong dạ dày. Polyp dạ dày thường không gây ra dấu hiệu hay triệu chứng nào. Bệnh thường phát hiện ở các bệnh nhân khi nội soi đường tiêu hóa trên, chiếm tỷ lệ khá cao đến 25%.

Các triệu chứng
Polyp dạ dày thường không gây ra triệu chứng. Tuy nhiên, polyp dạ dày to ra, loét có thể phát triển trên bề mặt của nó, hoặc hiếm khi, các polyp có thể ngăn chặn đường tiêu hóa giữa dạ dày và ruột non.
Nếu có polyp dạ dày, có thể gặp:
Đau bụng hoặc đau khi bấm bụng.
Chảy máu.
Buồn nôn và ói mửa.
Tiêu ra máu
Ăn không tiêu
Polyp dạ dày
Các dạng polyp dạ dày
Polyp tăng sản
Tạo thành như một phản ứng viêm mạn tính trong các tế bào lót mặt trong của dạ dày. Polyp tăng sản là phổ biến nhất ở những người bị viêm dạ dày. Sự kết hợp này có thể liên quan đến Helicobacter pylori (H. pylori),một loại vi khuẩn lây nhiễm vào các lớp lót bên trong của dạ dày. Polyp tăng sản hầu hết không có khả năng trở thành ung thư dạ dày. Nhưng polyp tăng sản lớn hơn 2 cm đường kính thì có nguy cơ trở thành ung thư.
Polyp tuyến
Tạo thành từ các tế bào tuyến trên lớp niêm mạc bên trong của dạ dày. Polyp tuyến xảy ra ở những người bị hội chứng di truyền hiếm được gọi là bệnh polyp u tuyến gia đình, nên cắt bỏ bởi vì những khối u này có thể trở thành ung thư. https://pacifichealthcare.vn/polyp-da-day.html
Polyp tuyến là phổ biến trong số những người thường xuyên dùng thuốc làm giảm axit trong dạ dày (thuốc ức chế bơm proton). Polyp tuyến dạ dày không phải là một mối lo ngại cho những người này trừ khi kích thước lớn hơn 1cm đường kính. Nguy cơ ung thư là rất nhỏ, nhưng một số quan điểm khuyên nên có thể ngừng thuốc ức chế bơm proton hay cắt bỏ các polyp hoặc kết hợp cả hai biện pháp.
U tuyến (Adenoma)

Mà còn hình thành từ những tế bào tuyến trên lớp niêm mạc bên trong dạ dày. U tuyến là 1 loại phổ biến nhất của polyp dạ dày, cũng là loại có nhiều khả năng thành ung thư dạ dày. U tuyến có liên quan tới viêm dạ dày, bệnh polyp u tuyến có tính chất gia đình.

Category: articles

Chủ Nhật, 29 tháng 7, 2018

nhakhoa

U nhú thực quản là 1 loại bệnh đang ngày càng gia tăng, phát triển tại nước ta. U nhú lành tính hay u nhú ác tính ở mỗi người có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe khác nhau.

U nhú thực quản là bệnh gì?
U nhú thực quản https://pacifichealthcare.vn/noi-soi-thuc-quan.html là bệnh lý xuất hiện khối u tại vùng thực quản, tùy vào trường hợp mà khối u to nhỏ khác nhau và mức độ nguy hiểm khác nhau. U nhú thực quản gồm có hại loại là u nhú lành tính và u nhú ác tính.
U nhú lành tính thường là u nang thực quản với u cơ trơn, đa số các trường hợp bệnh nhân mắc u nhú là u lành tính với kích thước nhỏ hoặc trung bình.
U nhú ác tính có thể gây ra ung thư thực quản với khối u hình thành tại các tế bào thực quản. Ngoài ra u ác tính còn gây ra u máu, ung thư hạch, ung thư tế bào nhỏ hoặc sarcoma vô cùng nguy hiểm.
Nội soi thực quản
Những nguyên nhân gây u nhú thực quản
Có rất nhiều nguyên nhân khiến bạn dễ mắc bệnh u nhú thực quản khác nhau. Tùy vào từng trường hợp khác nhau mà bệnh nhân mắc các loại u nhú lành hoặc ác tính với kích thước và sự phát triển khác nhau. Những nguyên nhân hàng đầu gây nên u nhú thực quản gồm:
Thói quen ăn uống thiếu lành mạnh là nguyên nhân gây ra hoàng loạt các bệnh lý nguy hiểm cho sức khỏe, đặc biệt là hệ tiêu hóa và thực quản. Việc hấp thu các dưỡng chất có hại cho cơ thể khiến u nhú hình thành và phát triển sau một khoảng thời gian nhất định.
Những loại thực phẩm có nguy cơ làm gia tăng khả năng mắc u nhú thực quản gồm đồ ăn quá giàu chất béo, cholesterol, các loại chất bảo quản, hóa chất có hại; chế độ ăn nghèo nàn chất xơ và vitamin; thường xuyên sử dụng các loại chất kích thích, chất cồn. Đặc biệt hút thuốc là một trong những nguy cơ gây gia tăng u nhú thực quản nhanh chóng nhất.
Thường xuyên mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản
Bệnh trào ngược dạ dày thực quản trong thời gian lâu dài nếu không được điều trị kịp thời và thuyên giảm thì biến chứng nhẹ sẽ gây nên u nhú, u thực quản, biến chứng nặng sẽ gây nên ung thư thực quản vô cùng nguy hiểm.
Đặc biệt khi bệnh trào ngược dạ dày khiến axit tràn ra ngoài quá nhiều sẽ gây nên bệnh Barret thực quản và khiến tăng nguy cơ mắc u nhú ác tính lên đến hơn 80%.
Các bệnh lý liên quan đến niêm mạc thực quản
Niêm mạc thực quản có vai trò rất quan trọng trong hệ thống toàn bộ thực quản. Khi bạn mắc các loại bệnh lý về niêm mạc, viêm niêm mạc, chảy máu niêm mạc hoặc tổn thương niêm mạc lâu dài sẽ khiến tăng nguy cơ mắc u nhú thực quản.
Yếu tố tuổi tác và cơ địa
Trên thực tế, các loại bệnh lý liên quan đến thực quản như u nhú hoặc ung thư có liên hệ chặt chẽ với yếu tố tuổi tác và cơ địa. Theo các trường hợp thống kê bệnh nhân mắc u nhú thực quản cho thấy, nam giới có nguy cơ mắc u nhú cao hơn nữ giới gấp 3 lần; người trong độ tuổi trung niên và người già có nguy cơ mắc u nhú cao hơn những nhóm người còn lại.

Ngoài ra yếu tố di truyền từ ba mẹ, cấu tạo thực quản https://pacifichealthcare.vn/noi-soi-thuc-quan-gia-bao-nhieu.html cũng là 1 phần nguyên nhân khiến bạn tăng nguy cơ mắc u nhú.

Category: articles

Thứ Tư, 25 tháng 7, 2018

nhakhoa

Tiêu chảy có thể dễ dàng mắc phải do ăn uống không hợp vệ sinh. Tiêu chảy khiến cơ thể mất nước, mệt mỏi, người xanh xao, ốm yếu. Nhiều người thường bị tiêu chảy buổi sáng nhưng không biết lý do vì sao.

Tiêu chảy là bệnh gì?
Nếu bạn thường xuyên bị tiêu chảy vào buổi sáng https://pacifichealthcare.vn/tieu-chay-keo-dai-o-tre-em.html thì rất có thể bạn đã mắc hội chứng ruột kích thích. Tình trạng này được gọi là rối loạn chức năng ruột được tái đi tái lại nhiều lần và chủ yếu vào buổi sáng. Ngoài đi ngoài thì hội chứng ruột kích thích này còn kèm theo các biểu hiện như sau:
- Thường xuyên cảm thấy đau bụng. Có thể đau nhẹ hoặc đau quặn quanh rốn và khu vực vùng bụng. Các cơn đau bụng theo từng cơn.
- Sau khi đi đại tiện tình trạng đau thuyên giảm.
- Thay đổi số lần đi ngoài và hình dạng khuôn phân cũng thay đổi.
Chia sẻ kinh nghiệm: Cách xử lý tiêu chảy kéo dài ở trẻ em -2
Nguyên nhân của hiện tượng tiêu chảy vào buổi sáng
Như đã nói ở trên tiêu chảy vào buổi sáng kèm theo một số dấu hiệu đi kèm thì có thể đó là hội chứng ruột kích thích. Nguyên nhân gây ra hội chứng này đến nay vẫn chưa xác định được chính xác. Tuy nhiên theo nhiều người nhận định những nguyên nhân liên quan, gây tác động đến hội chứng này có thể là:
- Sự rối loạn chức năng cơ thành ruột: khiến cho việc vận chuyển thức ăn và nước tiểu diễn ra nhanh hơn gây ra tiêu chảy.
- Sự ảnh hưởng của một số hormone ở ống tiêu hoá.
- Rối loạn thần kinh ruột.
- Tâm trạng bất ổn, stress, áp lực, lo lắng kéo dài cung có thể gây ra hội chứng ruột kích thích.
- Có thể do thực phẩm, căng thẳng, kích thích tố (thay đổi nội tiết ở người phụ nữ, nhiều phụ nữ thấy rằng các dấu hiệu và triệu chứng tồi tệ hơn trong hoặc xung quanh thời kỳ kinh nguyệt).
- Tình trạng tiêu chảy có thể do dung nạp những thực phẩm nhiễm khuẩn, những thực phẩm không đảm bảo vệ sinh.
- Rối loạn nội tiết tố.
Bệnh tiêu chảy gây cản trở đến công việc, cuộc sống cũng như sức khoẻ. Vì vậy bạn cần nhanh chóng loại bỏ tình trạng này với những việc làm thiết thực dưới đây:
- Tăng cường bổ sung chất xơ một cách dần dần để hỗ trợ hệ tiêu hoá hoạt động tốt hơn, ổn định trở lại.
- Đảm bảo ăn chín uống sôi cũng như vấn đề an toàn thực phẩm.
- Không bỏ bữa mà hãy ăn các bữa vào một giờ cố định để giúp hệ tiêu hoá hoạt động ổn định, hiệu quả hơn.
- Thường xuyên luyện tập mỗi ngày để giúp cơ thể khỏe mạnh, tăng sức đề kháng và giảm trầm cảm, lo lắng. Từ đó giúp các cơn co thắt ruột được bình thường.
Nếu áp dụng các biện pháp trên mà không thấy cải thiện bạn nên đi thăm khám để được chẩn đoán chính xác bệnh tình. Từ đó có phương án điều trị chính xác, kịp thời. https://pacifichealthcare.vn/tre-di-ngoai-ra-mau-tuoi.html

Tiêu chảy buổi sáng cần xử lý sớm, đúng cách để nhanh chóng trở lại cuộc sống, công việc bình thường. Tránh bệnh tình diễn biến nặng, phức tạp hơn, gây ảnh hưởng nghiêm trọng sức khỏe.

Category: articles

Thứ Hai, 23 tháng 7, 2018

nhakhoa

HIV là do vi rút gây suy giảm miễn dịch gây ra, người bệnh thường trải qua 3 giai đoạn. Trong đó, hai giai đoạn đầu thường không có biểu hiện, đến giai đoạn 3 thấy các biểu hiện bất thường của cơ thể thì người bệnh mới đi khám, phát hiện mình nhiễm HIV thì việc chữa trị vô cùng khó khăn.

Chính vì vậy, xét nghiệm HIV là cách duy nhất để phát hiện và điều trị sớm căn bệnh này.
Xét nghiệm HIV https://pacifichealthcare.vn/xet-nghiem-hiv.html là việc làm vô cùng cần thiết không chỉ những người có nguy cơ lây nhiễm HIV (quan hệ tình dục với nhiều người, người làm nghề mại dâm, quan hệ đồng tính, sử dụng chung bơm kim tiêm, bị phơi nhiễm...) mà ngay cả những người bình thường cũng nên đi xét nghiệm HIV để sớm phát hiện ra bệnh.
Xét nghiệm HIV sẽ giúp bạn phòng tránh, giảm nguy cơ lây nhiễm HIV sang cho người khác đặc biệt là vợ/chồng, con cái... Đồng thời xét nghiệm sớm phát hiện ra bệnh sẽ giảm chi phí khám chữa bệnh, thuốc men từ đó giúp đảm bảo sức khỏe, kéo dài tuổi thọ của bản thân.
Xét nghiệm HIV giúp chẩn đoán bệnh chính xác
Không nên chủ quan để đến khi phát bệnh, có những triệu chứng rõ ràng mới đi xét nghiệm thì khi đó đã nhiễm trung nặng việc điều trị sẽ khó khăn, tốn kém hơn và có nguy cơ cao lây bệnh sang cho người thân của mình
Kinh nghiệm đi làm xét nghiệm HIV
Tìm hiểu địa chỉ xét nghiệm HIV uy tín
Việc tìm hiểu trung tâm, bệnh viện uy tín về xét nghiệm HIV là việc làm thiết thực và cần thiết. Qua đó bạn sẽ tìm được trung tâm phù hợp với yêu cầu của mình, uy tín, cho kết quả nhanh và chính xác, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh, gần nhà.
Gọi điện thoại tư vấn
Gọi điện thoại là bước đầu tiên bạn cần làm khi muốn xét nghiệm HIV tại trung tâm đó. Việc gọi điện sẽ giúp bạn đặt lịch xem có phù hợp với thời gian của mình không từ đó sắp xếp công việc cho hợp lý để có tiện cho việc xét nghiệm. Đồng thời gọi điện thoại đến trung tâm trước để nói về tình hình của mình và xin tư vấn sẽ giúp bạn an tâm hơn khi đi xét nghiệm.
Xem giá tiền
Việt tham khảo thông tin về giá tiền tại các trung tâm trước khi xét nghiệm HIV https://pacifichealthcare.vn/xet-nghiem-mau-mat-bao-lau.html cũng là việc làm vô cùng cần thiết, giúp bạn cân nhắc chọn cho mình nơi xét nghiệm an toàn, đảm bảo, chính xác mà giá cả hợp lý.
“Nằm lòng” địa chỉ xét nghiệm HIV ẩn danh, bảo mật, chính xác
Sau khi có những hành vi lây nhiễm HIV (quan hệ không an toàn, bị kim tiêm đâm, dính máu của bệnh nhân HIV...), có rất nhiều người dù muốn xác định HIV âm/dương tính nhưng vẫn e ngại không muốn đến bệnh viện làm xét nghiệm, bởi:
Không muốn công khai tình trạng bệnh tại môi trường công cộng như bệnh viện
Lo sợ ánh mắt kì thị từ cộng đồng khi biết mình có nguy cơ nhiễm HIV

Để biết thêm chi tiết, vui lòng liên hệ Hotline 1900 6049 hay đến địa chỉ 4 - 4B Lê Quý Đôn, P. 6, Q. 3, TP. Hồ Chí Minh, Phòng khám Đa khoa Pacific để được bác sĩ tư vấn và giải đáp cụ thể hơn nhé.

Category: articles

Thứ Năm, 19 tháng 7, 2018

nhakhoa

Xét nghiệm máu https://pacifichealthcare.vn/xet-nghiem-mau.html là 1 loại xét nghiệm phổ biến khi người bệnh cần đi kiểm tra sức khỏe định kỳ hay đi khám chuẩn định tình trạng cơ thể, tuy vậy không phải ai cũng biết xét nghiệm máu để làm gì.

Xét nghiệm máu là một trong những dạng xét nghiệm được sử dụng phổ biến nhất trong ngành y học hiện nay, xét nghiệm máu có rất nhiều công dụng khác nhau. Cụ thể xét nghiệm máu có thể:
- Đánh giá được tình trạng thận, gan, tuyến giáp, tim...
- Giúp chuẩn đoán các bệnh ung thư, tiểu đường, thiếu máu...
- Chẩn đoán xem người bệnh có nguy cơ mắc phải các bệnh lý hay không...
Xét nghiệm máu
Nên thực hiện những loại xét nghiệm máu nào?
Khi xét nghiệm người bệnh nên thực hiện xét nghiệm công thức máu, mỡ máu, đường máu, men gan và xét nghiệm cơ bản nước tiểu, giúp sớm phát hiện những triệu chứng bệnh, từ đó phòng và điều trị bệnh kịp thời.
Việc thực hiện xét nghiệm máu ngoài tìm ra nhóm máu của bệnh nhân thì còn giúp tìm ra những bệnh cụ thể như:
- Các bệnh về máu và liên quan đến máu như bạch cầu, hồng cầu, suy tủy, thiếu máu, ung thư máu.
- Kiểm tra chức năng gan và chức năng thận
- Phát hiện bệnh tiểu đường, các bệnh về não
- Chẩn đoán bệnh Rối loạn mỡ máu, bệnh Gout, các bệnh về gan như xơ gan, ung thư gan...
- Phát hiện HIV.
Cần chuẩn bị gì trước khi xét nghiệm máu?
Thường các bác sĩ sẽ thông báo cho người bệnh biết cần chuẩn bị những gì trước khi tiến hành xét nghiệm máu. Ví dụ, tùy thuộc vào loại xét nghiệm máu, nhiều trường hợp sẽ được yêu cầu người bệnh không được ăn hoặc uống, không sử dụng các chất kích thích trước khi thử máu... https://pacifichealthcare.vn/xet-nghiem-mau-o-dau-tot.html
Xét nghiệm máu được tiến hành thế nào?
Thông thường đối với người lớn vị trí lấy máu xét nghiệm là ở mạch máu dưới khuỷu tay hoặc là cổ tay, nơi các tĩnh mạch gần bề mặt nhất. Đối với trẻ em mẫu máu thường được lấy ở trên mặt của mu bàn tay. Sau đó các bác sĩ xét lấy một vài ml máu đưa đến phòng xét nghiệm để tiến hành kiểm tra và phân tích.

Như vậy với chia sẻ trên, hi vọng bạn đọc có câu trả lời cho câu xét nghiệm máu để làm gì? Từ đó có kế hoạch khám, điều trị bệnh hiệu quả cho bản thân hơn.

Category: articles

Thứ Tư, 18 tháng 7, 2018

nhakhoa

Khoảng 70% dân số nước ta hiện mắc vi khuẩn HP, nhưng người dân không cần quá lo lắng bởi hầu hết người nhiễm HP trong suốt cuộc đời, hoàn toàn không có triệu chứng hay mắc bệnh tiêu hóa nghiêm trọng.

Theo thống kê, tại Hà Nội, cứ 1.000 người có tới 700 trường hợp nhiễm vi khuẩn HP https://pacifichealthcare.vn/xet-nghiem-hp.html. Còn tại TP HCM có tới 90% người bị viêm dạ dày có xuất hiện loại vi khuẩn này. Vì vậy, đã đến lúc cần có cái nhìn đúng đắn hơn về vai trò sinh bệnh của HP trong các bệnh về dạ dày - tá tràng và những trường hợp nào mới thật sự cần thiết phải làm xét nghiệm chẩn đoán HP và điều trị triệt để.
Ít ai biết rằng đến 50% dân số thế giới bị nhiễm HP, trong số đó chỉ có một số người nhiễm HP sẽ tiến triển thành bệnh loét dạ dày - tá tràng, chỉ rất ít trường hợp mới thật sự tiến triển thành ung thư dạ dày. Điều này là do mối tương tác giữa chủng HP bị nhiễm với đặc điểm di truyền và các thói quen ăn uống (đặc biệt là hút thuốc lá, ăn các thức ăn mặn hoặc thức ăn được ngâm ướp bảo quản...) của người bị nhiễm. Hầu hết người bị nhiễm HP trong suốt cuộc đời hoàn toàn không có triệu chứng hoặc mắc các bệnh tiêu hóa nghiêm trọng.
Xét nghiệm HP dạ dày
Vi khuẩn HP có tên khoa học là Helicobacter pylori được phát hiện ra năm 1982 bởi Robin Warren và Barry Marshall vẫn được viết tắt trong các phiếu khám bệnh là H.Pylori hoặc khuẩn HP. Đây là một loại khuẩn gram (-) kỵ khí tức là vi khuẩn sống trong môi trường thiếu oxy. Loại vi khuẩn này sống ở lớp nhầy niêm mạc dạ dày và sản sinh urease, chất này phá huỷ thành niêm mạc dạ dày, gây tổn thương và viêm nhiễm mãn tính. https://noisoikhongdaupacifichealthcare.blogspot.com/2018/07/cach-chung-song-hoa-binh-voi-vi-khuan-hp.html
Để phát hiện vi khuẩn HP, có rất nhiều phương pháp, nhưng cách thường dùng trong lâm sàng là: Urease test, test hơi thở, xét nghiệm máu, xét nghiệm phân. Mỗi phương pháp có độ nhạy và độ đặc hiệu cao tùy vào từng bệnh nhân cụ thể.
Theo đó, diệt trừ HP thường sử dụng phác đồ điều trị ba thuốc, trong đó có hai loại kháng sinh và một loại ức chế tiết acid nhóm PPI. Tuy nhiên, hiệu quả điều trị còn phụ thuộc vào sự tuân thủ, cơ địa của người bệnh và tính kháng thuốc của vi khuẩn. Vì vậy, có trường hợp cần phải điều trị nhiều lần bằng những phác đồ khác nhau.
Thông thường, nếu không có bất kỳ triệu chứng lâm sàng nào (đau bụng, đầy hơi, khó tiêu, nôn ói…), không có những tổn thương nghi ngờ hoặc có nguy cơ ung thư dạ dày khi đã được thăm khám ở các cơ sở y tế chuyên khoa tin cậy hoặc tiền sử gia đình không có người bị ung thư dạ dày thì việc điều trị diệt trừ HP https://pacifichealthcare.vn/noi-soi-da-day-co-duoc-uong-nuoc-khong.html là không cần thiết vì điều trị tốn kém, tác dụng phụ cao. Vì vậy, điều trị diệt trừ HP chỉ áp dụng cho những trường hợp có biểu hiện lâm sàng, thực thể và được khám bởi bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa.
Có hai con đường lây nhiễm vi khuẩn HP khá rõ nét là qua đường ăn uống và qua phân. Do đó cách phòng ngừa tốt nhất là nên cách ly không dùng chung đồ ăn khi biết trong gia đình có người mắc bệnh dạ dày do vi khuẩn HP; thực hiện vệ sinh cá nhân, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
Để giảm các triệu chứng gây ra của viêm loét dạ dày, người dân nên thực hiện việc ăn uống điều độ, không quá no, không quá đói, không nên ăn đồ mặn, không thức khuya, giảm stress do công việc cũng như cuộc sống riêng. Đồng thời, duy trì lối sống khỏe mạnh bằng việc tập thể dục, yoga, thiền để có tâm trạng thư thái, ngủ đủ giấc rất quan trọng giúp niêm mạc dạ dày kịp thời phục hồi.

Ngoài ra, cần tránh ăn quá nóng, quá lạnh, đồ ăn khó tiêu hay quá cứng cũng như nồng độ axit quá cao, tránh bia rượu…bởi nếu không tuân thủ những phương pháp trên thì có thể khi đã chữa khỏi vi khuẩn HP vẫn bị tái phát.

Category: articles

Chủ Nhật, 15 tháng 7, 2018

nhakhoa

Bệnh polyp trực tràng thường xuất hiện ở những người trưởng thành, đặc biệt người cao tuổi. Vậy polyp trực tràng là gì? triệu chứng của bệnh polyp trực tràng như thế nào?

Ở lứa tuổi trưởng thành và đặc biệt là người cao tuổi, bệnh polyp trực tràng https://pacifichealthcare.vn/noi-soi-truc-trang-co-phai-nhin-an-khong.html thường xuất hiện và gây phiền toái trong cuộc sống, nếu không phát hiện và chữa trị sớm có thể dẫn đến một số biến chứng nguy hiểm.
Vậy polyp trực tràng là gì?
Polyp trực tràng là những khối u lồi vào trong lòng trực tràng, chúng được hình thành do sự tăng sinh quá mức của niêm mạc trực tràng, là sự phì đại của biểu mô tuyến quanh một trục liên kết mạch ở trực tràng.
Nguyên nhân gây bệnh đầu tiên phải kể đến do quá trình đột biến gen làm phát triển tế bào không bình thường tạo thành polyp, hoặc có thể do di truyền hoặc do viêm nhiễm niêm mạc trực tràng bởi vi khuẩn hoặc do ký sinh trùng, đa phần tình trạng này gặp ở độ tuổi từ 50 trở lên.
Nội soi trực tràng có phải nhịn ăn không
Ngoài ra ở khía cạnh này, tuổi càng cao tỉ lệ gặp polyp trực tràng càng nhiều, nam gặp nhiều hơn nữ, các thói quen hút thuốc, nghiện rượu bia hoặc do chế độ ăn không hợp lý (ăn nhiều chất béo, ăn ít chất xơ, ăn nhiều loại thị có màu đỏ) hoặc do béo phì kèm theo lười hoặc ít vận động cơ thể hoặc trong cuộc sống đã từng mắc bệnh viêm trực tràng mạn tính.
Đối với nữ giới, một số trường hợp đã từng bị ung thư buồng trứng hoặc đã từng cắt bỏ polyp, có thể có khả năng bị bệnh polyp trực tràng hoặc tái phát polyp trực tràng.
Trên một người có thể chỉ có 1 polyp đơn độc hoặc nhiều polyp nhưng riêng biệt. Nguy cơ thoái hóa trở thành ác tính của polyp trực tràng tùy thuộc vào kích thước của chúng. Nếu các polyp có đường kính không quá 5mm, ít có nguy cơ phát triển thành ung thư, nhưng khi polyp có đường kính trên 20mm, kéo dài khoảng 10 năm, nguy cơ trở thành ung thư là rất lớn (chiếm tới 50%).
Triệu chứng của bệnh polyp trực tràng
1. Sa ra ngoài: Khi polyp trực tràng https://pacifichealthcare.vn/soi-truc-trang-nhu-the-nao.html có cuống tương đối dài có thể bị sa ra ngoài. Polyp sa ra ngoài hậu môn, có lúc những bộ phận có liên quan cũng sa ra ngoài. Ví dụ như cục thịt tương đối lớn, sau khi sa ra ngoài có thể dùng tay ấn vào, nhưng lại bị tắc trong hậu môn, polyp ở vị trí cao thường không thể sa ra ngoài.
2. Khám tại chỗ: Trong trực tràng, có thể kiểm tra phần thịt phía dưới, mềm, sờ thấy các nốt sần.
3. Kiểm tra trực tràng bằng ống soi: Bề mặt niêm mạc của polyp tuyến tròn có màu hồng và sáng bóng. Cục thịt mềm như bọt biển, có dạng hoa cải. Viêm polyp có cuống dài màu đỏ hồng.
4. Đi đại tiện ra máu: Có máu tươi, máu phủ trên bề mặt phân không trộn lẫn với phân. Cuống polyp ở phần trực tràng phía dưới có thể sa ra ngoài khi đi đại tiện.
5. Khi polyp nhiễm trùng bị loét: Máu có thể kèm dịch nhầy và cảm giác đau buốt; nếu như nhiều lần phát hiện thấy cục thịt sa ra, kiểm tra bằng phương pháp soi đại tràng xích-ma hoặc cản quang, để cắt bỏ khối u hoặc polyp đại tràng.

Để biết thêm chi tiết, vui lòng liên hệ Hotline 1900 6049 hay đến địa chỉ 4 - 4B Lê Quý Đôn, P. 6, Q. 3, TP. Hồ Chí Minh, Phòng khám Đa khoa Pacific để được bác sĩ tư vấn và giải đáp cụ thể hơn nhé.

Category: articles

Thứ Năm, 12 tháng 7, 2018

nhakhoa

Khi đường tiêu hóa có vấn đề, nhiều người muốn nội soi nhưng lo lắng không biết nội soi có đau không? Hiện tại, với sự phát triển của y học, có nhiều phương pháp nội soi ra đời, an toàn, không đau, không khó chịu.

Nội soi có đau không?
Nội soi nói chung và nội soi tiêu hóa https://pacifichealthcare.vn/noi-soi-tieu-hoa-co-dau-khong.html nói riêng là một phương pháp thăm khám quan trọng, giúp bác sĩ phát hiện sớm các bệnh lý tiềm ẩn trong cơ thể. Với nội soi tiêu hóa, nội soi giúp bác sĩ quan sát toàn bộ hệ thống tiêu hóa, phát hiện bệnh viêm nhiễm, polyp, thậm chí ung thư.
Nội soi có đau không? Đây là thắc mắc được nhiều người đặt ra. Với phương pháp nội soi truyền thống, nội soi dạ dày hoặc đại tràng không gây mê, người bệnh sẽ phải đối mặt với tình trạng đau, buồn nôn và nôn, khó chịu. Chính vì điều này mà khi nói tới nội soi, nhiều người bệnh còn e ngại không đi khám và nội soi.
Nội soi tiêu hóa có đau không?
Các phương pháp nội soi không đau
Để khắc phục những nhược điểm của phương pháp nội soi truyền thống, các phương pháp nội soi không đau ra ra đời và đang được áp dụng rộng rãi tại các bệnh viện, cơ sở y tế, trong đó có Phòng khám Đa khoa Pacific.
Nội soi không đau gồm 2 phương pháp: nội soi gây mê và nội soi đường mũi.
Phương pháp nội soi gây mê: Người bệnh sẽ được tiêm thuốc gây mê trong thời gian ngăn, rất an toàn và không gây tác dụng phụ. Người bệnh chỉ như trải qua một giấc ngủ sâu và tỉnh giấc khi quá trình nội soi đã diễn ra thuận lợi. Ở phương pháp này, người bệnh không có cảm giác khó chịu hay đau đớn.
Phương pháp nội soi đường mũi: Một ống nội soi siêu nhỏ được đưa qua lỗ mũi thông xuống họng và xuống ống tiêu hóa mà không qua đường miệng nên không chạm vào vòm khẩu cái, lưỡi gà. Ở phương pháp này người bệnh không có cảm giác buồn nôn, hoặc nôn. Người bệnh hoàn toàn tỉnh táo và có thể nói chuyện với bác sĩ.
cả 2 phương pháp nội soi không đau https://pacifichealthcare.vn/noi-soi-tieu-hoa-o-dau-tot.html vừa nêu trên hiện đang được áp dụng tại Phòng khám Đa khoa Pacific và được nhiều khách hàng đánh giá tốt, tin tưởng tìm đến sử dụng dịch vụ. Sau khi nội soi, nếu phát hiện thấy dấu hiệu bất thường, bác sĩ sẽ trực tiếp tư vấn phương pháp điều trị phù hợp.
Lưu ý sau khi nội soi:
Người bệnh sau khi tiến hành nội soi cần chú ý ăn uống đủ chất, đảm bảo dinh dưỡng, nên ăn thực phẩm mềm, lỏng, dễ nuốt. Tránh các thực phẩm cứng, rắn, đồ chua, đồ cay nóng…
Cần hạn chế rượu bia, thuốc lá
Nếu có vấn đề ở đường tiêu hóa cần tuân thủ theo đúng phương pháp điều trị của bác sĩ để cải thiện sớm tình trạng sức khỏe.

Nội soi có đau không? là thắc mắc chung mà nhiều người quan tâm. Bài viết trên chúng tôi đã giải đáp thắc mắc này. Để đặt lịch nội soi không đau tại Phòng khám Đa khoa Pacific, các bạn vui lòng liên hệ tổng đài 1900 6049 để được tư vấn kỹ lưỡng.

Category: articles

Thứ Tư, 11 tháng 7, 2018

nhakhoa

Nội soi dạ dày là 1 trong các phương pháp khám trị bệnh tối ưu, tiên tiến nhất hiện nay. Nhưng tiến hành nội soi dạ dày mất bao lâu để có thể sắp xếp thời gian đi khám? Đây là câu hỏi mà nhiều người thắc mắc, muốn biết.

Nội soi dạ dày là gì?
Nội soi dạ dày https://pacifichealthcare.vn/noi-soi-da-day-xong-bi-dau-bung.html là quá trình đưa ống soi mềm có bộ phận chiếu sáng và ghi nhận hình ảnh, ống soi có đường kính bằng ngón tay út, trên ống có nút điều khiển để quan sát được bên trong ống tiêu hóa bao gồm những bộ phận như: dạ dày, thực quản, tá tràng, ruột non… Với những hình ảnh thu nhỏ trên bác sĩ có thể đưa ra phán đoán về tình trạng dạ dày của bạn như thế nào, nhằm đưa ra giải pháp điều trị bệnh thích hợp.
Nội soi dạ dày xong bị đau bụng
Nội soi dạ dày mất bao lâu?
Nội soi dạ dày có hai trường hợp: Có thể gây mê nhẹ hoặc không gây mê
Thứ nhất: Đối với phương pháp không gây mê thì có thể lâu hơn so với gây mê, vì khi không gây mê người bệnh thường có tâm thế lo lắng, không dám tiến hành khám bệnh. Chính vì vậy, điều quan trọng ở đây chính là sự phối hợp nhịp nhàng ăn ý giữa bác sĩ và bệnh nhân. Bạn nên thả lỏng cơ thể, tâm thế thoải mái khi khám bệnh thì thời gian khám rất nhanh, trung bình khám nội soi dạ dày không gây mê mất khoảng 30 phút.
Thứ hai: Đối với phương pháp gây mê nhẹ diễn ra nhanh hơn, khoảng 15-20 phút là khám xong. Phương pháp này khiến cho người bệnh cảm thấy thoải mái hơn, tự tin hơn, ít lo lắng hơn và thường áp dụng cho nội soi dạ dày đối với trẻ em.
Nội soi dạ dày có đau không?
Khi nội soi dạ dày sẽ không đau, tuy nhiên thay vào đó là cảm giác buồn nôn, khó chịu, mắc ói. Vì khi đưa ống soi mềm vào đường cổ họng sẽ khiến cho cổ họng có một vật lớn đang chặn ngang và đó chính là nguyên nhân gây ra buồn nôn mắc ói hơn là đau.
Cần chú ý những gì trước khi nội soi dạ dày?
Trước khi nội soi dạ dày chúng ta cần lưu ý một vài điều sau:
Cần nhịn ăn ít nhất khoảng 6h đồng hồ trước khi vào nội soi dạ dày https://pacifichealthcare.vn/noi-soi-da-day-gay-me.html
Không uống những loại nước có ga, có màu như: cà phê, sữa, nước ngọt, nước cam…
Không dùng các loại thuốc liên quan đến dạ dày như: Phosphalugel, Gastropulgit
Những chú ý sau khi nội soi dạ dày
Sau khi nội soi dạ dày chúng ta nên lưu ý một vài điểm sau:
Không được ăn uống gì trong một giờ đồng hồ sau khi nội soi khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ
Nên nằm nghỉ trong một vài giờ đồng hồ, không nên về nhà ngay sau khi nội soi dạ dày
Nên có người thân đi theo

Để biết thêm chi tiết, vui lòng liên hệ Hotline 1900 6049 hay đến địa chỉ 4 - 4B Lê Quý Đôn, P. 6, Q. 3, TP. Hồ Chí Minh, Phòng khám Đa khoa Pacific để được bác sĩ tư vấn và giải đáp cụ thể hơn nhé.

Category: articles

Chủ Nhật, 8 tháng 7, 2018

nhakhoa

Trẻ bị tay chân miệng thì bao lâu khỏi, hay cách chữa trị bệnh tay chân miệng ở trẻ thì như thế nào,... là thắc mắc phổ biến của nhiều bậc cha mẹ trong khoảng thời điểm thời tiết giao mùa.

Bệnh tay chân miệng ở trẻ là gì?
Trước khi trả lời câu hỏi “Trẻ bị tay chân miệng bao lâu thì khỏi”, chúng ta cần tìm hiểu khái quát về căn bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ này.
Tay chân miệng https://pacifichealthcare.vn/tre-bi-tay-chan-mieng-bao-lau-thi-khoi.html là một bệnh truyền nhiễm do virus gây ra, trong đó virus gây bệnh phổ biến nhất có tên virus coxsackie.
Bệnh tay chân miệng thường gặp ở trẻ dưới 3 tuổi và ít phổ biến hơn với trẻ từ 5 – 10 tuổi. Bệnh hiếm khi xảy ra với thiếu niên và người trưởng thành.
Bệnh tay chân miệng ở trẻ em có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm tim, viêm não, viêm màng não,... Bệnh gồm 4 cấp độ khác nhau, trong đó cấp độ 1 là nhẹ nhất và cha mẹ có thể tự chăm sóc trẻ bị tay chân miệng ở nhà. Trường hợp trẻ bị tay chân miệng từ cấp độ 2 – 4, cha mẹ nên cho bé đi bệnh viện để được điều trị và chăm sóc tốt hơn.
Trẻ bị tay chân miệng bao lâu thì khỏi?
Trẻ bị tay chân miệng cấp độ 1: Cha mẹ có thể tự chữa trị cho bé ở nhà nhưng phải theo dõi thường xuyên.
Trẻ bị tay chân miệng cấp độ 2A: Trẻ sẽ có biểu hiện co giật cơ nên cần nhập viện để được khám chữa cẩn thận.
Trẻ bị tay chân miệng cấp độ 2B: Trẻ cần được truyền gama globulil.
Trẻ bị tay chân miệng cấp độ 3: Tay chân của trẻ có thể bị co giật và yếu liệt, bệnh nhi bị hôn mê.
Trẻ bị tay chân miệng cấp độ 4: Trẻ có thể gặp nguy hiểm tới tính mạng do bị suy hô hấp, truỵ mạch.
Trẻ bị tay chân miệng bao lâu thì khỏi?
Thời gian ủ bệnh của bệnh tay chân miệng ở trẻ em là từ 3 – 7 ngày. Trong giai đoạn ủ bệnh, bé sẽ không có triệu chứng gì. Sau khi nhiễm virus từ 3 – 7 ngày, trẻ bắt đầu có những triệu chứng dưới đây:
Sốt nhẹ, mệt mỏi, đau họng, chán ăn, tiêu chảy.
Trên bàn tay, bàn chân; bên ngoài và bên trong khoang miệng, đầu gối, mông xuất hiện những nốt phát ban, mẩn đỏ. Sau khoảng 2 – 3 ngày phát bệnh, những vết mẩn đỏ này phát triển thành vết loét khiến trẻ đau đớn, khó chịu. Sau đó, các vết loét sẽ dần đóng vảy và những dấu hiệu trên sẽ thuyên giảm.
Trả lời câu hỏi “Trẻ bị tay chân miệng bao lâu thì khỏi”, các bác sĩ cho biết: Thông thường, trẻ bị tay chân miệng https://pacifichealthcare.vn/tre-bi-tay-chan-mieng-co-tam-duoc-khong.html cấp độ 1 sẽ khỏi bệnh sau 7 – 10 ngày tính từ khi các dấu hiệu đầu tiên xuất hiện. Với trẻ bị tay chân miệng cấp độ nặng hơn thì thời gian hồi phục sẽ lâu hơn. Đặc biệt, trong trường hợp trẻ bị biến chứng do bệnh tay chân miệng thì sẽ mất rất nhiều thời gian để chữa trị.
Đáng chú ý, ngay cả khi đã khỏi bệnh thì virus gây bệnh tay chân miệng vẫn tồn tại trong đường hô hấp của trẻ từ 1 – 3 tuần. Đồng thời, virus cũng tồn tại trong phân của trẻ bị tay chân miệng từ vài tuần tới vài tháng.

Vì vậy, ngay cả lúc bé đã khỏi bệnh, cha mẹ vẫn phải giữ vệ sinh sạch sẽ cho bé, tránh cho con em mình tiếp xúc với những trẻ khỏe mạnh khác nhằm hạn chế lây bệnh.

Category: articles

Thứ Tư, 4 tháng 7, 2018

nhakhoa

Tiêu chảy nhiễm trùng là tên gọi chung bệnh tiêu chảy do virus, vi khuẩn lây nhiễm khuẩn đường ruột gây nên. Bệnh này ở trẻ có nguy hiểm hay không?

Nguyên nhân gây nên bệnh tiêu chảy nhiễm trùng ở trẻ em
Hệ tiêu hóa của trẻ em luôn yếu hơn người trưởng thành, đặc biệt là trẻ em dưới 2 tuổi. Vì vậy, khả năng trẻ bị các vi khuẩn có hại tấn công gây tổn thương đường ruột rất cao. Đây cũng chính là nguyên nhân gây nên tiêu chảy nhiễm trùng. https://pacifichealthcare.vn/tre-bi-tieu-chay-nhiem-khuan.html
Các loại vi khuẩn thường gặp “phá hoại” đường ruột của bé bao gồm:
Coli: Vi khuẩn này khá quen thuộc, có lẽ các mẹ đã nghe tên không ít lần. Vi khuẩn này có thể có trong thịt bò và rau sống
Khuẩn tụ cầu: Loại vi khuẩn này hay có trong các sản phẩm từ sữa, trứng và thịt
Ersinia: Loại vi khuẩn này hầu như chỉ tìm thấy trong thịt heo
Shigella: Không phải trong thực phẩm mà loại vi khuẩn này thường xuất hiện trong nước, thông thường là nước ở các bể bơi, hồ bơi.
Salmonella: Vi khuẩn này có thể xuất hiện trong thịt, các loại sản phẩm từ trứng và sữa
Sampylobacter: Chủ yếu thấy trong gia cầm và các loại thịt khác.
Các vi khuẩn này thường thông qua đường ăn uống để xâm nhập vào cơ thể trẻ, sau đó tấn công phần ruột của bé, những độc tố của vi khuẩn tiết ra có thể vẫn tồn tại dù có được đun sôi và có thể lây qua tiếp xúc bên ngoài.
trẻ bị tiêu chảy nhiễm khuẩn -1
Phân loại các loại tiêu chảy nhiễm trùng
Mặc dù phần lớn tiêu chảy nhiễm trùng ở trẻ là do virus gây ra nhưng vẫn có thể phân loại bệnh này thành 3 loại
Tiêu chảy nhiễm trùng do virus: Loại này phổ biến nhất, chủ yếu do virus Rota gây ra, ngoài ra còn có các loại virus khác điển hình như virus Noro.
Tiêu chảy do vi khuẩn: Như đã nhắc đến đầu bài, có rất nhiều loại vi khuẩn có thể gây nên bệnh tiêu chảy nhiễm khuẩn ở trẻ em, các loại vi khuẩn này thường có trong thực phẩm
Tiêu chảy nhiễm trùng do ký sinh trùng: Có 2 loại ký sinh trùng phổ biến gây nên bệnh này là Cryptosporidium và E.histolytica
Biểu hiện của tiêu chảy nhiễm trùng
Mất nước: Vì bé bị tiêu chảy https://pacifichealthcare.vn/tre-bi-di-ngoai-co-tiem-phong-duoc-khong.html nên chắc chắn sẽ xảy ra tình trạng mất nước. Bé khát nước nhiều, da và môi khô, mắt hơi trũng xuống, khi véo lên da thì chậm trở lại bình thường.
Mạch đập nhanh và có dấu hiệu hạ huyết áp.
Có hiện tượng sốt, có thể dẫn nên nôn trớ. Đau bụng khó chịu.
Phân đi lỏng hơn bình thường, đi ngoài nhiều hơn mỗi ngày, phân nặng mùi, màu khác bình thường. Bệnh nặng có thể có máu trong phân
Bệnh tiêu chảy nhiễm trùng ở trẻ em có nguy hiểm không?
Gây ra tình trạng suy dinh dưỡng: Trẻ em dưới 2 tuổi khi bị bệnh, đặc biệt là tiêu chảy nhiễm khuẩn ở trẻ sơ sinh rất dễ gây nên tình trạng suy dinh dưỡng. Do hệ tiêu hóa của bé lúc này còn non yếu, dễ bị tổn thương, nếu không được chăm sóc tốt và chữa trị kịp thời thì sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả hấp thụ dưỡng chất từ thực phẩm của trẻ. Tiêu chảy nhiễm trùng có thể gây nên tình trạng rối loạn trao đổi chất, thiếu hụt vitamin.
Giảm sức đề kháng: Tiêu chảy nhiễm trùng làm dạ dày của bé yếu, dẫn đến dễ mặc các bệnh như viêm loét dạ dày, chảy máu dạ dày.
Mất cân bằng cơ thể: Do sức hấp thu kém đi nên các dưỡng chất trong cơ thể bé hay điện giải bị mất cân bằng.

Có thể nói bệnh tiêu chảy nhiễm trùng ở trẻ, đặc biệt trẻ sơ sinh, trẻ dưới 2 tuổi dù không nguy hiểm tính mạng nhưng lại ảnh hưởng lớn tới sức khỏe, sự phát triển thể chất của bé sau này.

Category: articles

Thứ Ba, 3 tháng 7, 2018

nhakhoa

Trong thời kỳ nuôi con bằng sữa mẹ, mẹ ăn những gì con cũng sẽ hấp thụ chất dinh dưỡng ấy. Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy mẹ nên tránh ăn gì là câu hỏi mà nhiều mẹ trẻ mới sinh rất quan tâm.

Phòng bệnh hơn chữa bệnh, mẹ nên tìm hiểu và tránh các nhóm thực phẩm có khả năng gây bệnh cho con.
Nhóm thực phẩm dễ gây dị ứng
Đậu phộng, hải sản, sữa, đậu nành… có thể là thủ phạm gây dị ứng cho con. Thực tế đã có nhiều trường hợp trẻ mắc chứng dị ứng vì mẹ “nghiện” các thực phẩm quen thuộc này. Tốt nhất, trong thời gian cho con bú, mẹ tạm quên các món hợp khẩu vị này. https://pacifichealthcare.vn/be-bi-tieu-chay-me-nen-an-gi.html
Thức ăn không đảm bảo vệ sinh, thực phẩm bị nhiễm độc
Thức ăn đường phố, các món ăn cũ hâm nóng lại, những món đặc sản không rõ nguồn gốc… Thực phẩm hết hạn sử dụng, trở thành môi trường cho vi khuẩn sinh sôi. Bé vô tình tiếp nhận các loại vi khuẩn này và mắc tiêu chảy.
Bé bị tiêu chảy mẹ nên ăn gì?
Nhóm thuốc uống
Trẻ sơ sinh mong manh và nhạy cảm với bất kỳ thành phần nào của chất hóa học, trong đó có thuốc. Các loại thuốc mẹ uống như thực phẩm chức năng, thuốc bổ sung vitamin, chất sắt… đều có thể tác động tới con.
Do vậy, da số các loại thuốc, thực phẩm chức năng đều có khuyến nghị cấm phụ nữ mang thai và mới sinh. Muốn dùng thuốc, mẹ nên tham vấn bác sĩ.
Nhóm chất kích thích
Cà phê, thuốc lá, rượu, trà thảo mộc… những loại thức uống cóchất kích thích như cafein, nicotin đều gây ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ. Bé uống vào sẽ kích ứng đường ruột gây tiêu chảy.
Món ăn cay, thức uống có gas
Món ăn có nhiều tiêu, ớt, các gia vị cay nồng; Thức uống có gas như nước ngọt, thức uống có cồn… Những món này theo sữa thâm nhập hệ tiêu hóa non yếu của bé, gây triệu chứng tiêu chảy khó chịu cho con. https://pacifichealthcare.vn/be-bi-tieu-chay-co-nen-uong-sua.html

Để biết thêm chi tiết, vui lòng liên hệ Hotline 1900 6049 hay đến địa chỉ 4 - 4B Lê Quý Đôn, P. 6, Q. 3, TP. Hồ Chí Minh, Phòng khám Đa khoa Pacific để được bác sĩ tư vấn và giải đáp cụ thể hơn nhé.

Category: articles

Thứ Hai, 2 tháng 7, 2018

nhakhoa

Thay đổi thời tiết cùng sức đề kháng kém sẽ khiến bé dễ mắc những bệnh về hô hấp. Thông thường sốt viêm họng chỉ vài ngày là tự khỏi nhưng cũng dễ có biến chứng khiến bệnh trở lên nặng hơn

Sốt viêm họng là biểu hiện của viêm họng cấp ở trẻ
Thời tiết diễn biến bất thường, lạnh, ẩm là môi trường thuận lợi để vi khuẩn liên cầu phát triển gây viêm họng, sau đó phát triển thành viêm đường hô hấp trên. Các biểu hiện của viêm họng cấp ở trẻ bao gồm: https://pacifichealthcare.vn/tre-bi-sot-viem-hong.html
Phát đột ngột, sốt cao đến 39-40 độ C.
Rát họng, khản tiếng, nuốt đau, nếu trẻ sơ sinh thì có biểu hiện biếng ăn, ho khan.
Chảy nước mũi, sụt sịt, mũi tắc nghẽn
Viêm họng và sốt thường diễn biến trong từ 3 đến 4 ngày, sau đó, sốt sẽ giảm dần, bé cũng không còn đau rát họng.
Trẻ bị sốt viêm họng
Nguyên nhân và dấu hiệu dẫn đến sốt viêm họng ở trẻ
Nguyên gây viêm họng cấp ở trẻ có thể do vi khuẩn, virus, vi nấm hoặc sự thay đổi của môi trường. Họng là cửa ngõ giữa cơ thể và môi trường bên ngoài. Bởi vậy, nó là một nơi rất thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể và gây bệnh. Nóng và lạnh đột ngột cũng có thể khiến cho trẻ bị viêm họng cấp..
Các nghiên cứu cho thấy, có trên 80% trường hợp trẻ em chỉ bị viêm mũi, họng do virut, nhưng sau đó, không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến tình trạng sức đề kháng yếu dẫn và sức khỏe kém đi rất nhiều, các bé lười ăn, suy dinh dưỡng và mắc các bệnh đường hô hấp khác.
Viêm họng cấp ở trẻ em thường sẽ khiến bé bị sốt cao đột ngột (39 – 40 độ), kèm theo ho, nghẹt mũi, đau họng, quấy khóc, bỏ ăn, bú ít… Một số trẻ viêm họng cấp kèm sốt cao có thể khiến bé bị co giật.
Đối với các trẻ lớn hơn một chút sẽ kêu với bố mẹ rằng con bị đau đầu, đau họng, nghẹt mũi, khó chịu trong người. Một số trẻ sẽ có hiện tượng đau nhức trong tai và kèm theo hiện tượng chảy nước mũi, khàn tiếc, ho khan, trẻ mệt mỏi, môi khô… Nếu xét kỹ, mẹ sẽ thấy hạch xuất hiện ở vùng ức đòn chũm, góc hàm. https://pacifichealthcare.vn/dieu-tri-viem-hong-o-tre-em.html
Biến chứng của viêm họng cấp ở trẻ
Nếu nguyên nhân gây bệnh là do nhiễm khuẩn huyết thì biến chứng mà trẻ có thể gặp phải là rất nặng, nguy hiểm đến tính mạng, đặc biệt là vi khuản tụ cầu vàng (S. aureus) hoặc vi khuẩn trực khuẩn mủ xanh (P. aeruginosa).
Nhưng nguy hiểm nhất phải kể dến vi khuẩn liên cầu nhóm A (S. pyogenes). Bởi chúng có thể dẫn đến thấp tim, viêm cầu thận cấp. Các dấu hiệu biểu hiện biến chứng thấp tim gồm: viêm họng cấp, đau và sưng các khớp gối, khớp khuỷu, ngón tay và chạy từ khớp này sang khớp khác.
Khi bị biến chứng viêm họng do liên cầu khuẩn, trẻ có các dấu hiệu sốt, đau họng, ho, tiếp đến là sưng, nóng các khớp, đặc biệt là sưng khớp gối, và chạy từ khớp này sang khớp khác. Sưng khớp và khớp di chuyển là một yếu tố quan trọng để nhận biết nguy cơ bị thấp tim.

Và 1 biến chứng phổ biến nhất chuyển từ viêm họng cấp tính sang viêm họng mãn tính, đây là cơ hội để bệnh tái đi tái lại nhiều lần.

Category: articles