Thứ Hai, 11 tháng 6, 2018

nhakhoa

Những điều cần biết và cần thiết trước khi cho bé chụp CT Scan?

CT là viết tắt của cụm từ Computed tomography : chụp cắt lớp điện toán, là 1 phương pháp chẩn đoán hình ảnh kỹ thuật cao dùng tia X

Tuy nhiên kỹ thuật này cung cấp hình ảnh chi tiết hơn X quang thông thường. Hình ảnh thu được có thể tái tạo được nhiều mặt cắt cần xem và dựng hình 3D, in ra phim hoặc lưu trữ và xử lý trực tiếp trên máy vi tính.
Những điều cần biết và cần thiết trước khi cho bé chụp CT Scan?
- Quí cha mẹ cần báo cho nhân viên chụp CT Scan về tình trạng của bé:
+ Bé có dị ứng gì không: thuốc cản quang, thuốc khác, thức ăn, đồ uống…
+ Bé có tình trạng bệnh lý : tim mạch,thận, tiểu đường, tiêu chảy, tuyến giáp, hen suyễn… gì không? https://pacifichealthcare.vn/chup-ct-nao-cho-tre.html
+ Bé có đang uống thuốc gì không? Đặc biệt thuốc tiểu đường,nếu tiêm thuốc cản quang có thể ảnh huởng đến chức năng thận của bé.
- Bé sẽ được chích tĩnh mạch để tiêm thuốc cản quang hoặc thuốc an thần khi có chỉ định của bác sĩ.
- Bé cần nhịn ăn, uống 4 đến 6 giờ trước khi chụp tùy vào độ tuổi của bé,trừ trường hợp cấp cứu. Vì nếu CT scan có sử dụng thuốc cản quang hoặc sử dụng thuốc an thần thì con bạn phải nhịn ăn, uống trước khi chụp vì thuốc có thể gây dị ứng có thể gây nôn, ói do đó nếu ăn, uống hoặc bú trước khi chụp sẽ có nguy cơ hít thức ăn vô phổi gây viêm phổi.
- Tháo tất cả các trang sức trên người bé như: mắt kính, kẹp tóc, bông tai, dây chuyền, dây nịt, tùy vùng cơ thể được khảo sát. Vì những vật này có thể ảnh hưởng đến chất lượng hình ảnh và chẩn đoán bệnh.
Chụp CT não cho trẻ em
Tại sao phải tiêm thuốc cản quang khi chụp CT Scan?
CT scan tùy trường hợp có thể sử dụng thuốc cản quang hay không. Do đó để tạo sự tương phản giữa các mô cần khảo sát, giúp chẩn đoán bệnh chính xác hơn và đạt được kết quả như mong muốn, trong một số trường hợp bác sĩ có thể sẽ tiêm thuốc cản quang cho con bạn.
Dị ứng thuốc cản quang tuy hiếm gặp nhưng không phải không xảy ra,nên cần phải chuẩn bị kỹ,cần có sự đồng ý ký cam kết của cha, mẹ bé trước khi chụp.
Những tác dụng phụ thường gặp là ói (nôn), ngứa, nổi ban hoặc nặng hơn có thể gây phản ứng phản vệ. Ở một vài bệnh nhân suyễn, dị ứng thuốc cản quang có thể khởi phát cơn suyễn.
Tại sao phải tiêm thuốc an thần hoặc gây mê nhẹ cho bé khi chụp CT Scan?.
Vì chụp CT scan ở trẻ em https://pacifichealthcare.vn/chup-ct-nao-o-dau.html, nhất là ở trẻ nhỏ thường khó hơn ở người lớn. Đa số các em thường kích động, khóc và không chịu nằm yên. Điều này ảnh hưởng đến chất lượng hình ảnh và chẩn đoán bệnh.
Nên trong một số trường hợp trước khi chụp, Bác sĩ có thể sẽ tiêm thuốc an thần hoặc gây mê nhẹ cho con bạn nếu bé không đáp ứng với thuốc an thần.
Bạn hãy ở bên cạnh bé để giúp bé yên tâm và làm theo sự hướng dẫn của nhân viên chụp CT Scan. Tuy nhiên nếu bạn có thai hay chuẩn bị mang thai thì không nên ở trong phòng chụp, hãy nhờ một thân nhân khác.
Cũng như mọi phương tiện chẩn đoán khác chụp CT Scanner không phải tuyệt đối cho tất cả các bệnh. Kỹ thuật này cũng có những hạn chế mà ta cần biết để lựa chọn giải pháp thích hợp.Trong một số trường hợp bệnh lý cũng cần kết hợp các phương pháp chẩn đoán khác như : MRI,SPET CT,Xạ hình….

Một điều đáng quan tâm là khi chụp CT Scan, bệnh nhi phải chịu 1 lượng tia x nhiều gấp hàng chục lần chụp x quang thông thường, có hại sức khoẻ, đặc biệt là trẻ nhỏ. Nên nó chỉ thực sự cần khi thân nhân bệnh nhi biết sử dụng đúng dịch vụ và khi thầy thuốc chỉ định đúng.

nhakhoa

About nhakhoa

Author Description here.. Nulla sagittis convallis. Curabitur consequat. Quisque metus enim, venenatis fermentum, mollis in, porta et, nibh. Duis vulputate elit in elit. Mauris dictum libero id justo.